Giải SBT Toán 7 trang 88 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Toán 7 trang 88 Tập 2 trong Bài tập cuối chương 9 Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 88.

Bài 7 trang 88 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Chính gọi điện cho mẹ nhưng quên mất chữ số tận cùng bên phải của số điện thoại. Chính chọn ngẫu nhiên 1 số cho chữ số tận cùng đó và thực hiện cuộc gọi.

a) Tính xác suất Chính gọi đúng số của mẹ.

b) Chính phải gọi ít nhất bao nhiêu lần để chắc chắn xác định được đúng số điện thoại của mẹ.

Lời giải:

a) Vì Chính chỉ quên 1 chữ số tận cùng bên phải nên sẽ lựa chọn các số từ 0 đến 9.

Do từ 0 đến 9 có 10 chữ số khác nhau nên xác suất Chính gọi đúng số điện thoại của mẹ là 110.

b) Chính phải gọi ít nhất 9 lần để chắc chắn xác định được đúng số điện thoại của mẹ.

Bài 8 trang 88 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Các nhà trong dãy phố nhà An được đánh số chẵn, lần lượt từ số 26 đến số 84. Bác Phúc chọn ngẫu nhiên 1 nhà trong dãy phố nhà An để đến chúc Tết. Tính xác suất của biến cố nhà An được chọn.

Lời giải:

Vì các nhà trong dãy phố nhà An được đánh số chẵn, lần lượt từ số 26 đến số 84 nên số nhà được đnáh số chẵn từ 26 đến 84 là:84262+1=30 nhà.

Vậy xác suất của biến cố nhà An được chọn là 130.

Bài 9 trang 88 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Một hộp chứa 10 viên bi có kích thước và khối lượng như nhau, trong đó có 1 viên màu xanh, 3 viên màu đỏ và 6 viên màu trắng. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp. Hãy so sánh xác suất xảy ra của các biến cố sau:

A: “Viên bi lấy ra có màu xanh”;

B: “Viên bi lấy ra có màu đỏ”;

C: “Viên bi lấy ra có màu trắng”;

D: “Viên bi lấy ra có màu tím”.

Lời giải:

Do các viên bi có kích thước và khối lượng như nhau, có cùng khả năng được chọn, mà số bi xanh ít hơn số bi đỏ, số bi đỏ ít hơn bi trắng nên 0 < P(A) < P(B) < P(C).

Do không có viên bi nào màu tím nên P(D) = 0.

Vậy P(D) < P(A) < P(B) < P(C).

Bài 10 trang 88 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Giá bán ra của 4 loại cổ phiếu A, B, C, D vào cuối ngày 31/12 các năm 2020 và 2021 được cho ở biểu đồ sau.

Giá bán ra của 4 loại cổ phiếu A, B, C, D vào cuối ngày 31/12

Bà Thủy chọn mua ngẫu nhiên 1 tổng 4 loại cổ phiếu trên vào ngày 1/6/2021. Tính xác suất của các biến cố sau khi so sánh giữa hai thời điểm trên:

A: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra giảm”;

B: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 5 000 đồng”;

C: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 25%”.

Lời giải:

‒Dựa vào biểu đồ ta thấy trong 4 loại cổ phiếu, chỉ cổ phiếu D có giá bán ra của năm 2021 giảm so với năm 2020.

Do đó, xác suất của biến cố A: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra giảm” là PA=14.

‒Dựa vào biểu đồ ta thấy trong 4 loại cổ phiếu, chỉ cổ phiếuA có giá bán ra tăng hơn 5000 so với năm 2021 (vì 41 025 – 34 570 = 6 455 > 5 000).

Do đó, xác suất của biến cố B: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 5 000 đồng” là PB=14.

‒Dựa vào biểu đồ, ta tính giá bán ra năm 2021 tăng số phần trăm so với năm 2020 của từng loại cổ phiếu (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2) là:

•Cổ phiếu A:

41 02534 57034 570.100%18,67%<25%;

•Cổ phiếu B:

5 7705 6705 670.100%1,76%<25%;

•Cổ phiếu C:

35 10234 56534 565.100%1,55%<25%;

•Cổ phiếu D giảm nên ta không xét đến.

Do đó, biến cố C: “Cổ phiếu được chọn có giá bán ra tăng hơn 25%” là biến cố không thể, nên xác suất của biến cố C là P(C) = 0.

Vậy P(A) = 14, P(B) = 14 và P(C) = 0.

Lời giải Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 9 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác