Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Toán 7 trang 65 Tập 2 trong Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 65.
Bài 1 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi G là trọng tâm của tam giác và gọi I là giao điểm của các đường phân giác của tam giác. Chứng minh ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Lời giải:
Vẽ phân giác AD của tam giác ABC.
Xét ∆ABD và ∆ACD có:
AB = AC (do ∆ABC cân tại A),
(do AD là phân giác của ),
AD là cạnh chung.
Do đó ∆ABD = ∆ACD (c.g.c)
Suy ra DB = DC.
Khi đó AD vừa là đường phân giác vừa là đường trung tuyến của tam giác ABC.
Mà G là trọng tâm của tam giác và I là giao điểm của các đường phân giác của tam giác ABC.
Suy ra hai điểm I và G đều thuộc AD.
Khi đó ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Vậy ba điểm A, I, G thẳng hàng.
Bài 2 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có , ba đường phân giác đồng quy tại I. Tính số đo góc BIC.
Lời giải:
Trong ∆CAB có: (tổng ba góc trong một tam giác).
Suy ra
.
Vì BI là phân giác của góc ABC nên
Vì CI là phân giác của góc ACB nên
Suy ra
.
Trong ∆CIB có: (tổng ba góc trong một tam giác).
Mà (chứng minh trên)
Suy ra
Do đó
Vậy
Bài 3 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ đường phân giác AD. Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến AB và AC. Chứng minh rằng DH = DK.
Lời giải:
Vì AD là phân giác của góc BAC nên .
Xét ΔADH và ΔADK có:
,
AD là cạnh chung,
(chứng minh trên).
Do đó ΔADH = ΔADK (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra DH = DK (hai cạnh tương ứng).
Vậy DH = DK.
Bài 4 trang 65 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường trung tuyến AM đồng thời là đường phân giác. Chứng minh tam giác ABC là tam giác cân.
Lời giải:
Gọi H và K là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC.
Vì AM là phân giác của góc BAC nên
•Xét ΔAMH và ΔAMK có:
,
AM là cạnh chung,
(do ).
Do đó ΔAMH = ΔAMK (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra MH = MK (hai cạnh tương ứng).
•Xét ΔBMH và ΔCMK có:
,
BM = CM (do AM là đường trung tuyến của ΔABC),
MH = MK (chứng minh trên).
Do đó ΔBMH = ΔCMK (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra (hai góc tương ứng).
Khi đó tam giác ABC cân tại A.
Vậy tam giác ABC cân tại A.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST