Giải SBT Toán 7 trang 86 Tập 2 Cánh diều

Với Giải sách bài tập Toán 7 trang 86 Tập 2 trong Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên SBT Toán 7 Tập 2 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 86.

Bài 57 trang 86 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D. So sánh độ dài AD và DC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A, tia phân giác của góc B cắt AC ở D

Kẻ DH ⊥ BC.

Vì BD là tia phân giác của góc ABC nên B^1=B^2.

Xét ∆DAB và ∆DHB có:

BAD^=BHD^=90°,

BD là cạnh chung,

B^1=B^2 (chứng minh trên)

Do đó ∆DAB = ∆DHB (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra AD = HD (hai cạnh tương ứng) (1)

Vì ∆DHC vuông tại H nên HD < DC (trong tam giác vuông, cạnh huyển là cạnh lớn nhất) (2)

Từ (1) và (2) suy ra AD < DC.

Vậy AD < DC.

Bài 58 trang 86 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), BD là tia phân giác của góc ABC (D ∈ AC). Qua C kẻ tia Cx vuông góc với AC cắt BD tại M.

a) Chứng minh tam giác CBM là tam giác cân.

b) So sánh độ dài CM và AC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), BD là tia phân giác của góc ABC (D thuộc AC)

a) Vì ∆ABD vuông tại A nên B^1+D^1=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o)

B^1=B^2 (do BD là tia phân giác của góc ABC) và D^1=D^2 (hai góc đối đỉnh).

Nên B^2+D^2=90°

Vì ∆CDM vuông tại C nên M^+D^2=90° (trong tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90o).

Suy ra M^=B^2

Do đó tam giác CBM cân tại C.

Vậy tam giác CBM cân tại C.

b) Vì tam giác CBM cân tại C (chứng minh câu a)

Nên CM = BC.

Vì ∆ABC vuông tại A nên BC > AC (trong tam giác vuông, cạnh huyển là cạnh lớn nhất).

Suy ra CM > AC.

Vậy CM > AC.

Bài 59 trang 86 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 2: Cho tam giác ABC có B^C^ nhọn. H và K lần lượt là hình chiếu của B và C trên Ax (Hình 41).

Cho tam giác ABC có góc B và góc C nhọn. H và K lần lượt là hình chiếu của B và C trên Ax

Chứng minh:

a) BH + CK ≤ BC.

b) Nếu tổng BH + CK lớn nhất thì tia Ax phải vuông góc với BC.

Lời giải:

a) Vì ∆BHE vuông tại H nên BH ≤ BE (trong tam giác vuông, cạnh huyển là cạnh lớn nhất).

Vì ∆CKE vuông tại K nên CK ≤ CE (trong tam giác vuông, cạnh huyển là cạnh lớn nhất).

Suy ra BH + CK ≤ BE + CE = BC.

Vậy BH + CK ≤ BC.

b) Ta có BH + CK ≤ BC (theo câu a).

Do đó BH + CK lớn nhất khi BH + CK = BC

Điều này xảy ra khi và chỉ khi BH = BE, CK = CE.

Khi đó BH ≡ BE, CK ≡ CE

Do đó BE ⊥ Ax và CE ⊥ Ax

Hay BC ⊥ Ax.

Vậy nếu tổng BH + CK lớn nhất thì tia Ax phải vuông góc với BC.

Lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác