Hình 25.13 biểu diễn tháp sinh khối và tháp năng lượng của hai chuỗi thức ăn có trong các quần xã khác nhau

Câu 25.35 trang 158 sách bài tập Sinh học 12: Hình 25.13 biểu diễn tháp sinh khối và tháp năng lượng của hai chuỗi thức ăn có trong các quần xã khác nhau.

Hình 25.13 biểu diễn tháp sinh khối và tháp năng lượng của hai chuỗi thức ăn có trong các quần xã khác nhau

a) Tại sao dòng chảy năng lượng qua các bậc dinh dưỡng luôn có dạng điển hình?

b) Cho biết tháp X và tháp Y tương ứng với loại tháp sinh thái nào? Giải thích.

c) Tháp ở hệ sinh thái A hay B có nhiều khả năng là tháp của quần xã sinh vật dưới nước? Giải thích.

d) Ngoài hai dạng tháp là tháp năng lượng và tháp sinh khối thì còn loại tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. Hãy cho biết tháp số lượng có trường hợp nào mang đặc điểm giống như tháp Y ở hệ sinh thái B không? Giải thích.

Lời giải:

a) Dòng chảy năng lượng qua các bậc dinh dưỡng luôn có dạng điển hình vì:

- Lượng năng lượng bị thất thoát khi truyền qua các bậc dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn chủ yếu xuất phát từ các quá trình sinh lí và sinh học tự nhiên như: quá trình trao đổi nhiệt, quá trình tiêu hóa và hấp thụ không hoàn toàn, năng lượng cho sinh sản, phần rơi, rụng,...

- Chỉ có khoảng 10% năng lượng từ bậc dinh dưỡng thấp nhất được chuyển sang bậc dinh dưỡng cao hơn trong chuỗi thức ăn.

→ Điều này tạo ra sự giảm đáng kể về lượng năng lượng khi đi lên trong chuỗi thức ăn, tạo ra hình tháp điển hình.

b) Tháp X là tháp năng lượng, tháp Y là tháp sinh khối. Vì:

- Tháp năng lượng là dạng tháp sinh thái luôn có dạng hình tháp điển hình có nghĩa là tổng nguồn năng lượng của một vật mồi bất kì bao giờ cũng lớn hơn tổng nguồn năng lượng của loài sử dụng chúng nên tháp X là tháp năng lượng.

- Tháp sinh khối là dạng tháp sinh thái có một vài trường hợp ngoại lệ (bị đảo ngược) như tháp Y ở hệ sinh thái B, nên tháp Y là tháp sinh khối.

c) Tháp nào cũng đều có khả năng là tháp của quần xã sinh vật dưới nước. Vì:

- Về nguyên tắc, tháp sinh khối ở hệ sinh thái A có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ phù hợp với mọi chuỗi thức ăn trên cạn và dưới nước.

- Tháp sinh khối ở hệ sinh thái B có sự lộn ngược liên tiếp giữa các bậc dinh dưỡng có thể đại diện cho các chuỗi thức ăn dưới nước vào mùa khan hiếm thức ăn, nên cá lớn ăn quá nhiều cá con → cá con ăn quá nhiều động vật phù du → động vật phù du ăn quá nhiều thực vật phù du dẫn đến sinh khối còn lại của các bậc dinh dưỡng ở dưới đều thấp hơn bậc dinh dưỡng trên (trường hợp này chỉ là tạm thời trong một thời gian ngắn, một mùa vụ nhất định chứ không kéo dài nhiều năm.

d) Tháp số lượng nói chung là có hình tháp (số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng đầu tiên lớn nhất, càng lên các bậc dinh dưỡng cao số lượng cá thể càng ít đi). Tuy vậy, có trường hợp bị đảo ngược, ví dụ như trong mối quan hệ vật chủ - kí sinh thì bậc 1 là vật chủ số lượng ít, nhưng bậc 2 là vật kí sinh có số lượng cá thể nhiều.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 25: Hệ sinh thái hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác