Khi tiến hành đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyển trên và trong khu rừng vào ngày hè

Câu 25.31 trang 155 sách bài tập Sinh học 12: Khi tiến hành đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyển trên và trong khu rừng vào ngày hè, các nhà khoa học nhận thấy có sự thay đổi nồng độ chất này (Hình 25.10).

Khi tiến hành đo nồng độ CO2 trong bầu khí quyển trên và trong khu rừng vào ngày hè

a) Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển có sự thay đổi như thế nào trong một ngày/đêm? Giải thích kết quả của sự thay đổi này.

b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) và trong khí quyển có giống nhau không? Vì sao?

Lời giải:

a) Nồng độ CO2 trong khí quyển có sự thay đổi trong 1 ngày/đêm:

- Ban ngày, khoảng từ 6 giờ sáng đến 18 giờ (6 giờ tối), nồng độ CO2 trong bầu khí quyển thấp nhất trong ngày và tương đối ổn định. Vì khoảng thời gian này cây xanh quang hợp lấy CO2 nên nồng độ chất này giảm.

- Khoảng thời gian từ 18 giờ trở đi, nồng độ CO2 bắt đầu tăng dần. Khoảng thời gian từ 0 - 5 giờ sáng, nồng độ CO2 rất cao, sau đó có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân của sự thay đổi này là: Vào ban đêm, cây xanh không quang hợp nên không sử dụng CO2 trong khi đó hoạt động hô hấp của các sinh vật vẫn diễn ra nên thải một lượng lớn CO2 vào trong bầu khí quyển.

b) Nồng độ CO2 ở tầng thảm (nền đất rừng) cao hơn so với trong khí quyển. Vì các vi sinh vật tập trung ở tầng thảm, hoạt động hô hấp và phân giải thảm mục diễn ra mạnh mẽ nên nồng độ CO2 ở bề mặt này cao. Trong khi đó, ở trong khí quyển, giai đoạn từ giữa sáng đến chiều tối, hoạt động quang hợp của thực vật đã lấy đi một lượng lớn CO2 của khí quyển.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 25: Hệ sinh thái hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác