Khi so sánh sự đa dạng (đo bằng chỉ số Shannon) các loài cỏ và chim tại một savan ở Eastern Cape

Câu 23.34 trang 138 sách bài tập Sinh học 12: Khi so sánh sự đa dạng (đo bằng chỉ số Shannon) các loài cỏ và chim tại một savan ở Eastern Cape (Nam Phi), nơi có voi và nơi không có voi. Các nhà khoa học thu được kết quả như Hình 23.10a. Biết rằng thức ăn của voi chủ yếu là thực vật thân gỗ (ngọn, chồi non), đồng thời chúng cũng thường phá huỷ, bẻ gãy và nhổ rễ các cây bụi (Hình 23.10b). Các phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích.

Khi so sánh sự đa dạng (đo bằng chỉ số Shannon) các loài cỏ và chim tại một savan ở Eastern Cape

(1) Sự có mặt của voi làm tăng đa dạng các loài cỏ và chim.

(2) Voi ăn và phá hoại các loài cây bụi nên chim đa dạng hơn các loài cỏ.

(3) Mật độ các loài cây bụi giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài động vật ăn cỏ phát triển do nguồn thức ăn dồi dào.

(4) Voi là loài chủ chốt của quần xã.

Lời giải:

(1) Đúng, vì khi có mặt của voi, chỉ số Shannon của cỏ và voi đều cao hơn khi không có mặt của voi.

(2) Sai, không thể so sánh cỏ hay chim có độ đa dạng cao hơn. Mặc dù voi ăn và phá hoại cây bụi nhưng tạo điều kiện cho thảm cỏ phát triển.

(3) Đúng, voi ăn và phá hoại cây bụi đã tạo điều kiện cho thảm cỏ phát triển nên các loài động vật ăn cỏ cũng tăng khi nguồn thức ăn dồi dào.

(4) Đúng, voi có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của quần xã (hoạt động kiếm ăn của voi có thể thay đổi quần xã). Ngoài ra, sự có mặt của voi làm tăng đa dạng các loài cỏ, chim, động vật ăn cỏ,...

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 23: Quần xã sinh vật hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác