Đường cong mức độ phong phú của hai quần xã rừng ở vùng Virginia (quần xã A và B)

Câu 23.33 trang 137 sách bài tập Sinh học 12: Đường cong mức độ phong phú của hai quần xã rừng ở vùng Virginia (quần xã A và B) được thể hiện trong Hình 23.9, trục hoành thể hiện thứ tự độ phong phú của các loài trong quần xã, được xếp hạng từ nhiều nhất đến ít nhất; trục tung thể hiện độ phong phú tương đối được biểu thị theo dạng log10.

Đường cong mức độ phong phú của hai quần xã rừng ở vùng Virginia (quần xã A và B)

a) Độ đa dạng của của quần xã nào cao hơn? Giải thích.

b) So sánh độ dốc của đường cong mức độ phong phú ở hai quần xã trên. Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ thay đổi như thế nào khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng?

c) Động vật ăn thịt ở quần xã nào trong hai quần xã A và B có thể hoạt động mạnh hơn? Giải thích.

Lời giải:

a) Chỉ số đa dạng của quần xã được xác định bằng số loài trong quần xã. Độ đa dạng của quần xã B cao hơn quần xã A, vì: quần xã B có 24 loài, quần xã A có 10 loài.

b)

- Độ dốc của đường cong A cao hơn so với đường cong B do các loài ở quần xã B có độ phong phú tương đối đồng đều hơn so với quần xã A.

- Độ dốc đường cong mức độ phong phú sẽ ít dốc hơn khi độ đồng đều của các loài trong quần xã ngày càng tăng. Đường cong có thể sẽ đổi thành đường ngang nếu độ phong phú các loài trong quần xã như nhau.

c) Động vật ăn thịt ở quần xã B có thể hoạt động mạnh hơn vì độ đa dạng của quần xã B lớn hơn quần xã A nên động vật ăn thịt ở quần xã B sẽ hoạt động mạnh hơn, kiểm soát số lượng và tốc độ gia tăng của các loài khác trong quần xã.

Lời giải SBT Sinh 12 Bài 23: Quần xã sinh vật hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác