Hình 14.2 mô tả hai dạng đồng sinh ở người. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai
Câu 14.22 trang 80 sách bài tập Sinh học 12: Hình 14.2 mô tả hai dạng đồng sinh ở người. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về hai dạng đồng sinh này?
a) Các nhà khoa học nghiên cứu những trẻ đồng sinh nhằm đánh giá vai trò của kiểu gene và sự tác động của môi trường đến sự hình thành các tính trạng ở người.
b) Các đứa trẻ (1), (2), (3) và (4) được hình thành từ bốn tinh trùng và bốn trứng.
c) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là 100 %.
d) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu là 50 %.
e) Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng giới tính là 100 %.
g) Xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng giới tính là 50 %.
h) Hình 14.2 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.
i) Hai em bé sinh ra từ Hình 14.2 sẽ có kiểu gene hoàn toàn giống nhau.
k) Nếu nuôi các đứa trẻ (1) và (2) trong điều kiện môi trường khác nhau có thể phát hiện ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên các tính trạng đa gene (khối lượng cơ thể, độ thông minh,...).
l) Người ta có thể xác định mức phản ứng của các tính trạng nếu nuôi hai đứa trẻ (3) và (4) trong điều kiện môi trường khác nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: a - Đ; b - S; c - Đ; d - S; e - Đ; g - Đ; h - Đ; i - S; k - Đ; l - S.
a) Đúng. Các nhà khoa học nghiên cứu những trẻ đồng sinh nhằm đánh giá vai trò của kiểu gene và sự tác động của môi trường đến sự hình thành các tính trạng ở người.
b) Sai. Các đứa trẻ (1), (2) được sinh ra từ một tinh trùng thụ tinh với một trứng; các trẻ (3) và (4) được hình thành từ hai tinh trùng và hai trứng khác nhau.
c) Đúng. Trẻ (1), (2) là những trẻ đồng sinh cùng trứng nên có cùng kiểu gene → Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng nhóm máu là 100 %.
d) Sai. Trẻ (3), (4) là những trẻ đồng sinh khác trứng nên chúng có thể có kiểu gene giống nhau hoặc khác nhau về tính trạng nhóm máu → Không đủ dữ kiện để xác định xác suất để hai đứa trẻ (3) và (4) có cùng nhóm máu.
e) Đúng. Trẻ (1), (2) là những trẻ đồng sinh cùng trứng nên có cùng kiểu gene → Xác suất để hai đứa trẻ (1) và (2) có cùng giới tính là 100 %.
g) Đúng. Trẻ (3), (4) là những trẻ đồng sinh khác trứng nên chúng có thể có cùng giới tính hoặc khác giới tính với xác suất ngang nhau là 50 %.
h) Đúng. Hình 14.2 được xem là hiện tượng nhân bản vô tính trong tự nhiên.
i) Sai. Trẻ (1), (2) là những trẻ đồng sinh cùng trứng nên có cùng kiểu gene; trẻ (3), (4) là những trẻ đồng sinh khác trứng nên chúng sẽ có kiểu gene khác nhau.
k) Đúng. Nếu nuôi các đứa trẻ (1) và (2) (những đứa trẻ có cùng kiểu gene) trong điều kiện môi trường khác nhau có thể phát hiện ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên các tính trạng đa gene (khối lượng cơ thể, độ thông minh,...).
l) Sai. Để xác định mức phản ứng của các tính trạng người ta phải quan sát các biểu hiện khác nhau của cùng một kiểu gene khi được đặt vào các điều kiện môi trường khác nhau; trong khi (3) và (4) không cùng kiểu gene.
Lời giải SBT Sinh 12 Bài 14: Di truyền học người hay khác:
Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST