Nông nghiệp du canh là một phương pháp canh tác tự cung tự cấp được thực hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới

Câu 9.20 trang 78 sách bài tập Sinh học 12: Nông nghiệp du canh là một phương pháp canh tác tự cung tự cấp được thực hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới. Trong phương pháp nông nghiệp truyền thống này (kĩ thuật canh tác luân phiên), rừng bị chặt và đốt để lấy đất trồng trọt. Đặc điểm của loại hình nông nghiệp này là năng suất thay đổi sau mỗi vụ thu hoạch liên tiếp.

a) Quan sát thông tin trong hình 9.3 và cho biết năng suất của cây trồng thay đổi như thế nào sau mỗi năm canh tác.

b) Trong loại hình canh tác này, việc chặt và đốt cây rừng có vai trò gì? Giải thích vì sao năng suất cây trồng bị thay đổi sau mỗi năm canh tác. Biện pháp canh tác này có thích hợp trong phát triển nông nghiệp không?

Nông nghiệp du canh là một phương pháp canh tác tự cung tự cấp được thực hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới

Lời giải:

a) Năng suất của các cây trồng trong hình đều bị giảm sau mỗi năm canh tác.

b)

- Việc chặt và đốt cây có hai vai trò:

+ Dọn sạch đất để trồng trọt và tiêu diệt cỏ dại.

+ Tro khoáng cung cấp hàm lượng dinh dưỡng khoáng cao, thúc đẩy tăng trưởng thực vật.

- Năng suất cây trồng bị giảm sau mỗi năm canh tác vì: Mỗi lần thu hoạch cây trồng, chất dinh dưỡng của thực vật bị lấy đi khỏi đất. Quá trình canh tác không bổ sung thêm dinh dưỡng vào đất nên chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị suy giảm.

- Không nên sử dụng biện pháp canh tác này. Nên định canh định cư, không chặt phá rừng, sử dụng các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường (sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học,…) để phát triển nông nghiệp bền vững.

Lời giải SBT Sinh 12 Chủ đề 9: Sinh thái học ứng dụng hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác