Giải SBT Sinh học 10 trang 50 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 50 trong Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 50.

Bài 24 trang 50 SBT Sinh học 10: Giải thích tại sao độ pH ở bên ngoài các tế bào vi khuẩn luôn thấp hơn so với ở bên trong tế bào vi khuẩn.

Lời giải:

- Độ pH ở bên ngoài tế bào vi khuẩn luôn thấp hơn so với bên trong tế bào vi khuẩn vì: Do cơ chế vận chuyển các chất qua màng. Bên trong tế bào, việc trao đổi chất diễn ra nhanh và mạnh nên lượng H+ sẽ tiêu tốn nhiều để vận chuyển ra ngoài thay cho chất khác đi vào, giảm tiêu tốn năng lượng. Vì vậy, nên bên ngoài nhiều H+ hơn, độ pH giảm, còn bên trong tế bào H+ giảm nên độ pH tăng. 

Bài 25 trang 50 SBT Sinh học 10: Một bạn học sinh copy hình vẽ một tế bào vi khuẩn và hai loại protein trên màng tế bào cùng phối hợp để tổng hợp ATP nhưng quên không ghi chú thích đó là loại protein gì và cách chúng hoạt động ra sao để tạo ra năng lượng cho tế bào vi khuẩn. Hãy cho biết protein A và protein B là gì, các mũi tên chỉ sự di chuyển của các chất gì và cách thức chúng hoạt động ra sao? (Gợi ý: tham khảo quá trình tổng hợp ATP ở ti thể).

Một bạn học sinh copy hình vẽ một tế bào vi khuẩn và hai loại protein trên màng

Lời giải:

Nội dung đang cập nhật

Bài 26 trang 50 SBT Sinh học 10: Xét về mặt hiệu quả sản sinh ra năng lượng hữu ích, lên men lactate cho lượng ATP thấp hơn nhiều so với hô hấp tế bào. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp này song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người.

Lời giải:

- Chọn lọc tự nhiên vẫn duy trì hai kiểu hô hấp tế bào và lên men lactate song hành cùng nhau mà không loại bỏ lên men lactate ở người vì:

+ Ở người, khi vận động cần rất nhiều năng lượng, mà năng lượng người vận động cần không thể được cung cấp đủ nhanh bởi quá trình hô hấp hiếu khí. Thay vào đó, các tế bào cơ của chúng phải sử dụng một quá trình khác để cung cấp năng lượng. Mặc dù lên men lactate tạo ít ATP hơn, nhưng nó có lợi thế là tạo ra nhanh, cho phép cơ bắp của bạn có được năng lượng cần hoạt động cường độ cao trong thời gian ngắn.

Bài 27 trang 50 SBT Sinh học 10: Bạn Lan làm thí nghiệm về quang hợp như sau: Cho một nhánh rong đuôi chó vào bình thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn chiếu sáng. Khi bật đèn sáng một lúc thì thấy từ nhánh rong có những bọt khí li ti thoát ra. Bạn Hương thấy vậy cũng làm thí nghiệm giống như Lan nhưng đèn chiếu sáng rất lâu mà vẫn không thấy các bọt khí thoát ra từ cây rong.

a) Từ kết quả thí nghiệm của bạn Hương, hãy đưa ra giả thuyết giải thích tại sao lại không thấy khí thoát ra khi cây rong được chiếu sáng và trình bày thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết của em.

b) Làm thế nào em có thể chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen?

Lời giải:

a) Giả thuyết giải thích tại sao không thấy khí thoát ra khi cây rong được chiếu sáng:

- Quá trình quang hợp chịu sự chi phối của các nhân tố ngoại cảnh như ánh sáng, lượng CO2 hòa tan trong nước. Vì vậy có thể do các nhân tố này làm cho cây rong không quang hợp và không có bọt khí thoát ra.

b) Chứng minh được khí thoát ra từ cây rong trong thí nghiệm của bạn Lan là khí oxygen:

- Lấy cành rong đuôi chó cho vào ống nghiệm, đổ nước đầy vào ống nghiệm sau đó úp vào cốc thủy tinh đựng đầy nước sao cho không có bọt khí lọt vào ống nghiệm. 

- Đặt cốc ra chỗ sáng, sau 6 giờ lấy ống nghiệm ra khỏi cốc, đưa nhanh que đóm đang vừa tắt vào miệng ống nghiệm, nếu que đóm sáng lên hoặc bùng cháy trở lại, chứng tỏ trong ống nghiệm có khí oxygen do cành rong nhả ra.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác