Giải SBT Sinh học 10 trang 27 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 27 trong Chương 2: Cấu trúc tế bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 27.

Bài 1 trang 27 SBT Sinh học 10: Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là gì? Kể tên các bào quan thường có ở tế bào nhân thực. Hãy cho biết: Tế bào nào sau đây là tế bào nhân thực?

(1) Tế bào trùng amip.

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(7) Tế bào vi khuẩn E. coli.

(9) Tế bào vi khuẩn cộng sinh

     trong rễ cây họ Đậu.

(2) Tế bào vi khuẩn lam.

(4) Tế bào vi khuẩn.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu

       không nhân

Lời giải:

- Những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Có ở tế bào vi khuẩn

Có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.

Chưa có nhân hoàn chỉnh, không có màng nhân.

Nhân được bao bọc bởi lớp màng, chứa nhiễm sắc thể và nhân con.

Không có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc.

Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

Kích thước nhỏ = 1/10 tế bào nhân thực.

Kích thước lớn hơn.

Không có khung xương định hình tế bào.

Có khung xương định hình tế bào.

- Các bào quan thường có ở tế bào nhân thực là:  Nhân, ribosome, lưới nội chất, bộ máy Golgi, ti thể.

- Các tế bào là tế bào nhân thực:

Tế bào nhân thực có ở tế bào động vật nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật.

(1) Tế bào trùng amip. (Đây là sinh vật nguyên sinh).

(3) Tế bào lông ruột.

(5) Tế bào rễ cây họ Đậu.

(6) Tế bào tảo.

(8) Tế bào bèo hoa dâu.

(10) Tế bào hồng cầu không nhân.

 

Bài 2 trang 27 SBT Sinh học 10: Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Lời giải:

- Sự khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật (là các sinh vật nhân thực đa bào) với sinh vật nhân thực đơn bào:

Sinh vật nhân thực đa bào

Sinh vật nhân thực đơn bào

Chứa nhiều tế bào

Chỉ chứa một tế bào

Có hình dạng xác định

Có hình dạng bất thường

Bài 3 trang 27 SBT Sinh học 10: Thành phần nào dưới đây có ở tế bào vi khuẩn?

A. Nhân.

B.Ti thể.

C.Plasmid.

D.Lưới nội chất

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Ở vi khuẩn và một số nấm men, ngoài các gen nằm trong nhân còn có các yếu tố di truyền ngoài thể nhiễm sắc, gọi là plasmid.

- Plasmid là những phân tử DNA mạch kép dạng vòng nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước rất nhỏ, có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và được phân sang các tế bào con khi nhân lên cùng với tế bào.

Bài 4 trang 27 SBT Sinh học 10: Cấu trúc nào dưới đây khôngthuộc hệ thống màng nội bào?

A. Lục lạp.

B. Mạng lưới nội chất.

C. Bộ máy Golgi.

D. Màng nhân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- Hệ thống nội màng hay hệ thống màng nội bào hình thành từ những màng khác nhau lơ lửng trong tế bào chất tế bào nhân thực. Những màng này phân vùng tế bào thành những khoang chức năng và cấu trúc, gọi là bào quan.

- Ở sinh vật nhân thực, bào quan thuộc hệ thống nội màng bao gồm: màng nhân, lưới nội chất, bộ máy Golgi, lysosome, túi, túi nhập bào và màng tế bào.

Bài 5 trang 27 SBT Sinh học 10: Cấu trúc nào sau đây có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

A.Lục lạp.

B.Ti thể.

C.Không bào trung tâm.

D.Thành tế bào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

-Lục lạp, không bào trung tâm và thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. Ti thể là bào quan vừa có ở tế bào thực vật và tế bào động vật.

Bài 6 trang 27 SBT Sinh học 10: Các tế bào tuyến tụy sẽ kết hợp với các amino acid được đánh dấu phóng xạ vào protein. “Dấu” đó của các protein mới tổng hợp giúp nhà nghiên cứu xác định vị trí của nó. Trong trường hợp này, chúng ta có thể theo dấu enzyme do các tế bào tuyến tụy tiết ra. Con đường đó có thể là con đường nào dưới đây?

A. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Nhân → Màng sinh chất.

B. Lưới nội chất → Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

C. Bộ máy Golgi → Túi vận chuyển → Màng sinh chất → Lưới nội chất.

D. Lưới nội chất → Lysosome → Túi vận chuyển → Màng sinh chất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Dấu phóng xạ xuất hiện trên mạng lưới nội chất, sau đó dấu phóng xạ xuất hiện ở các túi vận chuyển của lưới nội chất hạt, rồi đến bộ máy Golgi, đến các túi vận chuyển của Golgi. Tiếp theo, dấu phóng xạ có thể xuất hiện ở một số bào quan, ở màng sinh chất hoặc ở bên ngoài tế bào.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 2: Cấu trúc tế bào Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác