Giải SBT Sinh học 10 trang 57 Cánh diều

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 57 trong Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật Sách bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT Sinh học 10 trang 57.

Bài 9.58 trang 57 SBT Sinh học 10: Nuôi vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường dinh dưỡng lỏng ở điều kiện tối ưu, không bổ sung dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi. Tính mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy. Biết rằng mật độ ban đầu của vi khuẩn này là 2.103 tế bào/mL, vi khuẩn B. subtilis có g = 0,5 giờ, bỏ qua pha tiềm phát của quần thể vi khuẩn.

Lời giải:

Do g = 0,5 (giờ) nên 6 giờ nuôi cấy tương đương 12 thế hệ phân chia → Mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch nuôi sau 6 giờ nuôi cấy là:

2.103.212 = 8,192.106 (tế bào/mL)

Bài 9.59 trang 57 SBT Sinh học 10: So sánh hình thức sinh sản vô tính bằng bào tử của các nấm mốc chi Mucor và các nấm mốc chi Aspergillus.

Lời giải:

- Giống nhau: Đều sinh bào tử vô tính trên các sợi khí sinh của nấm mốc.

- Khác nhau:

+ Nấm mốc chi Mucor: Các bào tử vô tính nằm trong túi kín.

+ Nấm mốc chi Aspergillus: Các bào tử vô tính không nằm trong túi kín mà đính trên các cấu trúc hình thành bào tử của sợi nấm.

Bài 9.60 trang 57 SBT Sinh học 10: Tại sao trong môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao (Ví dụ: Biển Chết, chượp mắm, mật ong,…) chỉ có rất ít vi sinh vật sinh sống?

Lời giải:

Trong môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao (Ví dụ: Biển Chết, chượp mắm, mật ong,…) chỉ có rất ít vi sinh vật sinh sống vì: Môi trường có nồng độ muối hoặc đường cao thường có áp suất thẩm thấu cao và hoạt độ nước thấp, do vậy chỉ có rất ít vi sinh vật thuộc nhóm ưa áp và chịu được hoạt độ nước thấp sinh sống.

Bài 9.61 trang 57 SBT Sinh học 10: Có thể tiếp tục dùng loại kháng sinh đã được bác sĩ kê cho lần khám trước với liều lượng cao hơn để nhanh chóng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh tương tự trong lần mắc bệnh sau đó không? Vì sao?

Lời giải:

- Không thể tiếp tục dùng loại kháng sinh đã được bác sĩ kê cho lần khám trước với liều lượng cao hơn để nhanh chóng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh tương tự trong lần mắc bệnh sau đó.

- Giải thích: Các biểu hiện bệnh tương tự có thể do các vi sinh vật khác nhau gây nên và việc lạm dụng thuốc kháng sinh với liều cao hơn gây hiện tượng nhờn thuốc (kháng kháng sinh) làm giảm hoặc mất hiệu lực của thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh.

Bài 9.62 trang 57 SBT Sinh học 10: Quá trình tổng hợp có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình tổng hợp đối với vi sinh vật:

- Hình thành nguyên liệu để xây dựng tế bào.

- Dự trữ năng lượng cho tế bào.

Bài 9.63 trang 57 SBT Sinh học 10: Nêu ý nghĩa của quá trình quang hợp ở vi sinh vật.

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình quang hợp ở vi sinh vật:

- Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học (dự trữ năng lượng cho tế bào).

- Tổng hợp chất hữu cơ để xây dựng tế bào.

- Giải phóng O2 cho sinh giới.

Bài 9.64 trang 57 SBT Sinh học 10: Quá trình phân giải có ý nghĩa gì đối với vi sinh vật?

Lời giải:

Ý nghĩa của quá trình phân giải đối với vi sinh vật:

- Hình thành nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

- Giải phóng năng lượng cho các hoạt động của tế bào.

Bài 9.65 trang 57 SBT Sinh học 10: Trình bày cơ chế chuyển hóa diễn ra trong quá trình lên men sữa chua, dựa vào đó giải thích cơ chế đông tụ của sữa chua.

Lời giải:

- Cơ chế của quá trình lên men sữa chua: Vi khuẩn lactic chuyển hóa carbohydrate (glucose, lactose, saccharose,…) thành lactic acid.

- Cơ chế đông tụ của sữa chua: Quá trình lên men của vi khuẩn lactic sinh ra lactic acid. Lactic acid làm cho pH của môi trường giảm, khi pH giảm sẽ làm cho protein bị kết tủa dẫn đến hiện tượng đông tụ của sữa chua.

Lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Chủ đề 9: Sinh học vi sinh vật Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Sinh học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác