SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 29
Bài tập 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc đoạn trích sau trong vở bi kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét và trả lời các câu hỏi:
HỒI BA
CẢNH V
RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT ĐỨNG BÊN CỬA SỔ TRÔNG XUỐNG VƯỜN
Giu-li-ét: – Anh đi ư? Trời còn lâu mới sáng. Tiếng chim đã làm anh hoảng hốt là tiếng hoạ mi đấy, không phải tiếng sơn ca đâu. Đêm nào nó cũng hót trên cây lựu đằng kia. Anh ơi, cứ tin lời em nói, đúng là tiếng hoạ mi.
Rô-mê-ô: – Sơn ca, sứ giả của bình minh đấy! Không phải hoạ mi đâu. Em yêu quý, hãy nhìn kia, ảnh hồng ghen với chúng ta đã viên sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông. Những ngọn bạch lạp trên trời đêm đã tắt, và bình minh tươi vui đang kiễng chân rón rén trên đỉnh núi xa mờ. Anh phải ra đi để sống hoặc ở lại mà chết.
Giu-li-ét: – Vệt sáng kia không phải ánh bình minh, em biết! Đó là một ngôi sao băng mặt trời vừa phun ra để làm ngọn đuốc đưa anh tới Man-tua. Anh hãy ở lại chưa đến lúc anh phải ra đi.
Rô-mê-ô: – Được, cứ để họ bắt, cứ để họ giết! Anh sẽ vui lòng, vì đó là ý muốn của em. Vệt sáng mờ kia đâu phải ánh mắt của bình minh, đó chỉ là tia phản chiếu của vừng trán ả Hằng. Tiếng hót vang bầu trời trên đầu chúng ta cũng chẳng phải tiếng sơn ca. Anh thiết tha muốn ở lại nơi đây, chẳng còn lòng nào cất bước. Tử thần hỡi, cứ lại đây, ta vui lòng chờ mi, vì nàng Giu-li-ét muốn như vậy... Hỡi tâm hồn của anh, chúng ta đang nói gì nhỉ? Chúng ta hãy tiếp tục chuyện trò đi, trời đã sáng đâu.
Giu-li-ét: – Trời sáng rồi, trời sáng rồi! Anh ơi, đi đi, đi ngay đi. Đúng là con sơn ca đang cất tiếng hót lạc điệu; giọng nó mới chối tai làm sao! Người ta bảo tiếng sơn ca êm ái, thánh thót, bởi nó khéo phân chia cung bậc, nhưng chẳng phải vậy đâu, bởi nó chỉ chia lìa anh và em thôi. Người ta bảo sơn ca xưa đã đổi mắt với giống cóc nhái; sao chúng chẳng đổi cả giọng cho nhau, vì tiếng hót hôm nay chỉ bắt chúng ta phải kinh hoảng rời nhau; nó như tiếng kèn phường săn đuổi bắt anh rời khỏi nơi đây. Anh ơi, anh đi đi. Trời mỗi lúc một sáng.
Rô-mê-ô: – Mỗi lúc một sáng ư? Nỗi đau thương của chúng ta mỗi lúc một chìm thêm vào tăm tối.
(Uy-li-am Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét, in trong William Shakespeare Những vở kịch nổi tiếng, Đặng Thế Bính dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội,
2017, tr. 115 - 116)
Trả lời:
- Ở đoạn trích, một lần nữa ta lại thấy tính hoa mĩ của lời thoại trong vở kịch này. Tính hoa mĩ được thể hiện ở lối nói giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh, cách nói giàu ý nghĩa hàm ẩn. Ví dụ: “ánh hồng ghen với chúng ta đã viền sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông”. Câu này dùng biện pháp tu từ nhân hoá (ánh hồng ghen với chúng ta), cách nói hàm ý (đám mây rời nhau ám chỉ việc hai người sắp chia tay).
Trả lời:
- Giu-li-ét một mực khẳng định trời chưa sáng là do nàng không muốn chấp nhận một sự thực là đã đến thời điểm Rô-mê-ô rời xa nàng. Nàng muốn tự dối lòng mình. Điều này thể hiện tâm trạng quyến luyến, muốn níu giữ người yêu. Lời thoại của Giu-li-ét có nhiều mâu thuẫn. Trước đó nàng một mực khẳng định trời chưa sáng. - Sau đó, khi Rô-mê-ô nhắc đến tử thần, nàng lại thay đổi đột ngột, kêu lên hốt hoảng: “Trời sáng rồi, trời sáng rồi!”. Nàng tự phủ định lời nói trước đó của mình. Điều này cho thấy tâm trạng bấn loạn của Giu-li-ét vừa muốn níu giữ vừa lo lắng cho sự an nguy của Rô-mê-ô. Nỗi sợ hãi đã khiến nàng không còn tự dối mình, chấp nhận sự thật, trở về với thực tại, đối mặt với sự biệt li.
Trả lời:
- Lời thoại kịch thường có tính chất đối nghịch, tạo kịch tính. Trong đoạn trích, sự đối nghịch thể hiện ở việc Giu-li-ét khẳng định trời chưa sáng, Rô-mê-ô thị nói ngược lại. Khi Rô-mê-ô chấp nhận lời của Giu-li-ét rằng trời chưa sáng thì Giu-li-ét lại thay đổi, xác nhận trời đã sáng và giục Rô-mê-ô ra đi. Lúc này Rô-mê-ô lại không muốn chấp nhận sự thật (thể hiện qua câu hỏi “Mỗi lúc một sáng ư?”). Đó là kiểu đối nghịch phủ định – khẳng định/ khẳng định nghi ngờ.
Trả lời:
- Tâm trạng Rô-mê-ô khi phải chia tay Giu-li-ét: hạnh phúc khi ở bên Giu-li-ét (ánh hồng ghen với chúng ta), đau đớn (Anh phải ra đi để sống, hoặc ở lại mà chết), không muốn rời xa người yêu (Anh thiết tha muốn ở lại nơi đây, chẳng còn lòng nào cất bước), muốn ở lại cùng Giu-li-ét dù có phải chết (Tử thần hỡi, cứ lại đây, ta vui lòng chờ mi vì nàng Giu-li-ét muốn như vậy),...
Trả lời:
- Trong câu thoại “Nỗi đau thương của chúng ta mỗi lúc một chìm thêm vào tăm tối.” cho thấy dự cảm không lành của Rô-mê-ô về tương lai. Sau cuộc chia tay, cũng là vĩnh biệt này, hai người không gặp lại (nói đúng hơn là họ “gặp lại nhau nơi hầm mộ và chết).
Trả lời:
- Trong câu rút gọn: “Mỗi lúc một sáng ư?”, thành phần bị tỉnh lược là chủ ngữ trời đã được nói đến ở câu trước đó. Câu này chỉ lặp lại tính chất của sự vật, để đối lập với tình cảnh “tăm tối” được nhắc đến ở câu sau.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 5: Đối diện với nỗi đau hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT