Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Tìm các điển cố, điển tích (in đậm) được dùng trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) nêu ở bên A ứng với nguồn gốc và nghĩa ở bên B.

A. Điển cố,

điển tích

 

B. Nguồn gốc, nghĩa

a) Sông Tương một dải nông sờ, / Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.

 

1) Điển cố, bắt nguồn từ một câu trong sách cổ bên Trung Quốc: Thương cung chi điểu kiến khúc mộc nhi cao phi... (Chim đã bị thương vì cung bắn, thấy cây cong cũng sợ phải bay cao). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này biểu thị sự cảnh giác, nỗi lo lắng của nàng Kiều sau những hoạn nạn đã trải qua. 

b) Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, / Lại thua ả Lý bán mình hay sao?

 

2) Điển tích, lấy ý từ một chuyện xưa bên Trung Quốc: Đời nhà Chu có ông Lão Lai đã 70 tuổi, hãy còn cha mẹ. Một hôm, ông mặc áo ngũ sắc ra sân múa, rồi giả ngã, khóc như trẻ con để làm vui cho cha mẹ. Câu thơ có điển tích này nói về nỗi nhớ thương của Thuý Kiều đối với cha mẹ.

c) Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?

 

3) Điển cố, dẫn theo sách Tình sứ (Trung Quốc): Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại bát Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thuỷ. (Chàng ở đầu sông Tương / Thiếp ở cuối sông Tương / Nhớ nhau không thấy mặt / Cùng uống nước sông Tương.). Câu thơ của Nguyễn Du có điển cố này miêu tả nỗi niềm tương tư của Kim Trọng sau khi gặp nàng Kiều.

d) Thiếp như con én lạc đàn, / Phải cung, rày đã sợ làn cây cong!

 

4) Điển tích, dẫn theo một chuyện trong Hán thư: Cha nàng Đề Oanh phạm tội nặng, nàng dâng thư lên vua xin chuộc tội cho cha. Vua cảm lòng hiếu thảo của nàng mà tha tội cho người cha. Câu thơ có điển tích này thể hiện sự hiếu nghĩa của Thuý Kiều khi quyết bán mình chuộc cha.

Mẫu: a) - 3).

Trả lời:

a - 3

b - 4

c - 2

d - 1

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập tiếng Việt trang 17, 18 Tập 1 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác