SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 28

Bài tập 4. trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Mà trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)

Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Trả lời:

Câu hỏi nhằm củng cố tri thức về thể thơ Đường luật.

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hai thành ngữ trơ như đá, vững như đông được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?

Trả lời:

Các thành ngữ trơ như đá, vững như đồng có tính hình tượng cao, thể hiện sự khẳng định mạnh mẽ của tác giả về tính chất không thay đổi của nhân vật.

Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?

Trả lời:

Em chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật của hai câu hỏi trong bài thơ. Tác giả sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn vì muốn:

– Thể hiện sự hoài nghi về giá trị sự tồn tại của nhân vật.

– Đặt câu hỏi nhưng không hẳn để hỏi, mà nhằm mục đích khác (cảm thán,

chê trách, chế giễu nhân vật).

Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hình tượng ông phỗng đá là một ẩn dụ, có thể tượng trưng cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đối tượng mà bài thơ muốn châm biếm, đả kích là những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước (“non nước đầy vơi”).

Lời giải SBT Văn 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: