SBT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Bài 5 Đọc trang 59, 60
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 5 Đọc trang 59, 60 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.
a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của........, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì............trong xã hội.
b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ.........của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua............dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;...
c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp........để..........các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
Trả lời:
a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội.
b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;…
c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để thể hiện các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
a. Lời đối thoại
b. Lời độc thoại
c. Lời chỉ dẫn sân khấu
d. Lời bàng thoại
Trả lời:
Đáp án C
Trả lời:
Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười vì đấy là những hành vi, lời nói đại diện cho cái “thấp kém”; những tính cách, lối sống giả dối, hài hước, lố bịch thường bị chế giễu và phê phán:
- Hành động của ông Giuốc-đanh cho thấy sự háo danh, thích học đòi làm sang (vẫn vui vẻ, hài lòng khi bị phó may mua bít tất chặt, đóng giày chật, may áo có hoa ngược, ăn bớt vải; bị mất tiền oan nhưng vẫn sung sướng khi được thợ phụ tâng bốc, nịnh bợ,…).
- Hành động của phó may cho thấy kiểu bịp bợm, ma rãnh, làm ăn gian dối (tìm những lí do (có vẻ rất hợp lí) để biện minh cho hành động gian dối của mình).
- Hành động của thợ phụ cho thấy kiểu nịnh bợ để kiếm lợi (dùng những lời lẽ tâng bốc, nâng dần địa vị của ông Giuốc-đanh qua cách xưng hô trịnh trọng: “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”).
- Xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chủ yếu là giữa ông Giuốc-đanh và phó may. Cách giải quyết xung đột ấy làm bật lên tiếng cười vì cách xử lí sự đối lập, mâu thuẫn của các nhân vật theo từng nấc thang hết sức bất ngờ, nhẹ nhàng nhưng sâu cay, tập trung làm nổi bật hình ảnh “trưởng giả học làm sang” của Giuốc-đanh.
Trả lời:
- Đó là lời của tác giả, người viết kịch bản (thường được gọi là lời “chỉ dẫn sân khấu”.
- Tác dụng: gợi ý, chỉ dẫn việc ra, vào sân khấu; cách diễn xuất của diễn viên; cách bài trí sân khấu,…
Trả lời:
- Chủ đề: Châm biếm thói xâu của những người thấp kém.
- Nghệ thuật xung đột giữa các nhân vật:
+ Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.
+ Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
+ Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.
=> Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Câu 6 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BỆNH SĨ
Lưu Quang Vũ
Cảnh V (trích)
Tại trụ sở Liên hợp Xã, trong một buổi lễ trọng thể.
Lược thuật. Trong lúc chờ lãnh đạo và quan khách đến dự lễ, người ta nghe những lời ca thán về sự đình trệ canh tác thời vụ, những đảo lộn trong sinh hoạt của xã viên trong Liên hợp Xã,... do cách huy động nhân lực, kinh phí vào việc tổ chức buổi lễ. Rồi ông Toản Nha cùng khách khứa xuất hiện trong tiếng vỗ tay, tiếng trống rền vang. Cảnh tượng sân khấu rất long trọng, nhận nhịp. Đúng lúc Hung — Thuyền trưởng tàu viễn dương”, người yêu cô Nhân - kĩ sư chăn nuôi, con gái ông Toàn Nha xuất hiện, buổi lễ bắt đầu. Sau lời khai mạc của ông chủ tịch Toàn Nha, phát biểu của ông “nhà văn Chu Văn” là tiết mục hợp xướng bài Ngọn đuốc Hùng Tâm (hát theo điệu bài Diệt phát xít), tiết mục hợp ca bài Hùng Tâm viễn đường (hát, múa theo điệu Cây trúc xinh).
(Nhàn và Long xuất hiện, cô đứng lặng nhìn Hưng. Hưng cũng đã nhìn thấy Nhàn)
Hưng: - (bối rối, sững sờ) Nhàn!
Nhàn: - Anh! (đăm đăm nhìn Hưng)
(Ông Nha ra hiệu, mọi người lui dần, chỉ còn Hưng và Nhàn).
Nhàn: - Anh đã về...
Hưng: - Tôi… tôi...
Nhàn: - Mọi người đón anh thật trọng thể và trông anh cũng thật là anh rất ít viết thư cho Nhàn.
Hưng: - Tôi... tôi muốn dành cho ngày ta gặp nhau.
Nhàn: - Như ta đã hẹn lúc chia tay phải không?
Hưng: - Đúng thế.
Nhàn: - Hiện... anh ra sao?
Hưng: - Như Nhân đã thấy đấy (trỏ bộ quần áo trên người mình)
Nhàn: - Không phải bộ quần áo. Bộ quần áo chẳng nói lên điều gì… Nhàn muốn hỏi anh đã sống ra sao.
Hưng: - Dù sao thì … cũng không đến nỗi. Không phải kẻ vô tích sự.
Nhàn: - Thật chứ? Lấy gì làm bằng?
Hưng: - Nhàn… Sao lại nói thế? Tôi đã học hỏi, đã làm việc, tôi tự thấy không hổ thẹn … tôi đã đổi khác nhiều.
Nhàn: - Nhàn lại thấy anh không đổi khác gì lắm.
Hưng: - Nhàn chưa biết đấy thôi. Tôi đã không còn là gã trai vụng về yếu đuối. Tôi đã trở thành … thủy thủ … dù sao cũng đã thành thủy thủ … đã biết bơi …. Bơi hàng mấy chục cây số mà không cần chuồn chuồn cắn rốn.
Nhàn: - Bây giờ anh cũng đang bơi phải không?
Hưng: - Kìa Nhàn.
Nhàn: - Anh đã trở thành một người có danh vọng, một ông thuyền trưởng viễn dương giàu có sang trọng như mọi người thèm khát. Chúc mừng anh.
Hưng: - (định mở va-li) Có quà cho Nhàn đây.
Nhân: - Không . Còn em chỉ là một cô gái bình thường, một cô kĩ sư chăn muối của xã. Công việc của em ở đây là tìm thuốc ăn thích hợp cho ga, vit, truyền giống và thu tỉnh nhân tạo cho lợn. Em đã không thành Páp-lốp hay Mít-su-rin... em không xứng với anh.
Hưng: - Kia
Nhàn: - Em không phải xấu hổ về mình. Em đã không trở thành nữ bác học mà chỉ là cô kĩ sư chăn nuôi bình thường. Có sao đâu, miễn ta là người có ích. Là gỗ thật còn hơn là bạo giả. Em rất buồn.
Hưng: - Vì sao?
Nhàn: - Ở đây, mọi người không đổ sức vào làm việc, không được tổ chức tốt để làm việc, bị xô đẩy chạy theo những thủ hão huyền và làm khổ nhau vì những thứ đó. Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?
Hưng: - Tôi nhớ Nhàn, nhớ lời hẹn với nhau, tôi về đây là để... Chú tôi bảo ngày hôm nay sẽ là lễ ăn hỏi của chúng ta.
Nhàn: - Sao vội thế?
Hưng: - Tôi mang quà cho Nhàn.
Nhàn: - Những thứ sang trọng, những thứ đắt tiền... Không, Nhàn cần điều khác cơ. Điều gì thì anh hiểu đấy! Bây giờ... xin phép ông thuyền trưởng, em phải đi làm đây, phải cùng với các bạn thanh niên để làm những công việc hữu ích hơn là ở đây tâng bốc ông thuyền trưởng... Tạm biệt anh! (cô ra nhanh).
Hưng: - Nhàn! (sững sờ) Thế là thế nào?
(Ông Nha, Sửu và Long ra)
Văn Sửu: - (hát hát) Bác Nha ra đây. Có tin lạ lắm: chú Long vừa bảo tin chú ấy vừa gọi điện lên huyện, họ bảo rằng: nhà văn Chu Văn đang trên đường về xã ta.
Ông Nha: - Sao? Nhà văn Chu Văn nào?
Long: - Nhà văn Chu Văn đầu hói ấy, chắc ông ta nghe nói có một người tự xưng là Chu Văn ở đây, nên ông ta về để xem mặt.
Văn Sửu: - Thế là thế nào hả bác?
Ông Nha: - Số là thể này chủ Sứu ai ở trên tỉnh vừa xuất hiện một tên bịp giả danh là nhà văn Chu Văn, cái tên đầu hỏi ấy chính là nhà văn Chu Văn giả, trong khi nhà văn Chu Văn thật đang ở đây với chúng ta. Ông ấy đầu rồi?
Văn Sửu: - Báo cáo bác, vừa chở lợn đi rồi, anh ay hẹn mấy hôm nữa sẽ quay lại, còn giờ phải đưa lợn về để kịp tiếp đoàn nhà văn Lào.
Ông Nha: - Tốt. Còn tên Chu Văn giả thì lại đang trên đường về đây Ta phải vạch mặt hắn. Tôi chỉ thị: cử người chặn đường bắt giữ tên Chu Văn đầu hỏi, giao cho công an để họ xử lí tội bịp bạn.
Văn Sửu: - Rõ.
Long: - Kìa bố!
Ông Nha: - (với Sửu) Ta đi thôi! (cùng Sửu ra nhanh).
Long: - Thế đấy! Bố em không chịu nghe ai cả. Đi bảo bắt ông Chu Văn thật, còn thằng giả mạo thì đã kịp chuồn rồi, cái thằng khốn khiếp ấy!
Hưng: - Ai?
Long: - Tên bịp, tên lừa dối!
Hưng: - Nhưng mà ai?
Long: - Hắn ta. Tên giả mạo. Không phải nhà văn mà dám mạo tên Chu Văn. Em biết ngay mà. Một thằng chuyên đi lừa.
Hưng: - Để làm gì?
Long: - Để sĩ, nhưng cái chính là để kiếm lợi. Bây giờ ối kẻ như thế đấy.
Hưng: - Không có khi là vì hoàn cảnh... vì bị ép... không muốn mà phải làm... Vì nếu là mình thì không được trọng, nên phải sắm vai .. là của dởm, vì mọi người ưa của dởm hơn của thật.
Long: - Đúng thế. Nhưng em thì không muốn mình như thế. Anh Hưng ạ, em rất quý anh. Anh là bạn thân, là người yêu của chị Nhàn em. Ở đây chỉ có anh là người em phục, em tin.
Hưng: - Tin tôi?
Long: - Vâng, anh là thuỷ thủ, là thuyền trưởng, là người đã đi nhiều, biết nhiều, đã vượt qua sóng to bão lớn hiểm nguy, và nhất là người trung thực. Em nói thật với anh điều này nhé.
Hưng: - Điều gì?
Long: - (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!
Hưng: - Sao?
Long: - Em không phải là học sinh nhạc viện, không phải là người kéo vĩ cầm. Bố em bắt em phải thi vào trưởng nghệ thuật nhưng em không có năng khiếu và cũng không thích nên em đã đi làm thợ. Em nói dối mọi người đấy, em hiện nay là thợ mộc ở xí nghiệp gỗ trên tỉnh, một thợ mộc loại cừ... Em vờ vịt xách cái hộp đàn cho ra vẻ thôi. (Mở hộp đàn vi-ô-lông ở trong là cưa bào, đồ lề của thợ mộc) Thế đấy! Em thù lão Văn Sửu vô cùng, chính nó xui bố em bắt em phải đi học đàn, em khổ quá! Khổ vô cùng! Lão Sim xui bố em làm nhiều việc quái gở, bố em u mê nghe theo, không ai can được. Trong mỗi việc ấy, lão Sửu là kẻ kiếm lợi nhất. Cứ ba đồng chè chén đón khách, thì phải vào túi lão Sửu một... Cũng vì muốn tống cổ em đi cho khuất mắt mà lão xui bố em bắt em di học đàn. Em sợ bố em. Nhưng em không chịu, từ bé em đã thích làm thợ mộc, có hoa tay thợ mộc...
Hưng: - Làm người kéo đàn cũng thích chứ sao?
Long: - Nhưng em không có tài. Ai giỏi làm gì thì phải để cho người ta làm việc đó. Làm thơ mộc mỗi tháng lương em hơn mười lăm ngàn. Lâu này chỉ vì sợ bố em mà em không dám nói thật. Mỗi lần về quê cứ phải xách cái hộp này... Mà phải nói một phần em cũng sĩ, em thấy chị em là nhà khoa học, anh là thuyền trưởng, còn em chỉ là thằng thợ mộc. Em sợ bọn con gái ở làng nó chê . Nhưng em không muốn như cái thằng còn giả vở là ông Chu Văn kia ... Em cứ mở cái hộp dụng cưa bào này để đây... Để lát nữa bố em và mọi người vào, em nói thật hết. Nên thế chứ anh nhỉ?
Hưng: - Tôi … Tôi không biết.
Long: - Giờ em chuồn đây (ra khuất).
(Ông Thình vào)
Ông Thình – Hưng, chuẩn bị đi... Lát nữa, sau là lễ rước đuốc từ phòng truyền thống về trụ sở, đúng ba giờ này sẽ là lễ ăn hỏi của cháu với Nhàn. Chú và bác Nha đã chuẩn bị hết rồi.
Lễ ăn hỏi tiến hành thật trang nghiêm trà ấm cúng. Ông Nha có mời cả các quan khách và phỏng viên chứng kiến... Quái, cô Nhàn đâu rồi, ông Nha đang tìm cô ấy.
Hưng: - Nhàn... Nhàn vẫn không biết gì cả…
Ông Thình: - Không biết gì?
Hưng: - Cháu là kẻ mạo nhận, kẻ lừa gạt…
Ông Thình: - Cái gì?
Hưng: - Có kẻ giả mạo vì có người sùng bởi sự giả mạo, coi thường cái chân thật. Không! Cháu đã gặp Nhàn, đã nhìn thấy Nhàn, thấy gương mặt, đôi mắt cô ấy, cháu không thể... thà rằng cô ấy không yêu cháu còn hơn cháu lừa dối để có được lễ ăn hỏi này...
Ông Thình: - Cháu nói sao?
Hưng: - Cháu đi đây.
Ông Thình: - Đi đâu?
Hưng: - Đi về tàu.
Ông Thình: - Ơ! Nhưng còn hai tiếng nữa là bắt đầu... Hưng!
Hưng: - Không chú ạ, cháu không làm Vuốt-cô giả nữa, cháu sợ...
Ông Thình: - Sợ gì?
Hưng: - Sợ cô Nhàn thật. Sợ ông Chu Văn thật và sợ chính cả cháu thật, thằng Hưng thật nữa. Cháu về với con tàu thật của cháu đây. Mặc tất cả! (Anh chạy mất).
Ông Thình: - Kìa, Hưng!
(Có tiếng ồn ào, bà Độp hớt hải chạy vào)
Bà Độp: - Ông Thình ơi, bác Nha đâu?
Ông Thình: - Có chuyện gì?
Bà Độp: - Nguy quá! Lợn mượn về nhốt vào lớp học, nó lạ chuồng lạ đàn, cắn nhau lung tung. Đúng vào lúc đoàn tham quan đến thì nó phá tung cửa chuồng, tức là cửa lớp học mới làm tạm, chạy ùa ra, một con lợn to tức tối xông vào cắn đúng chân anh phóng viên truyền hình, khiến anh ấy rơi cả máy, chảy cả máu chân...
Ông Thình: - Chết thật! Phải gọi bác Nha!
(Lần sau dìu anh phóng viên vào, anh thứ hai đi sau cầm máy)
Phóng viên A: - (tập tễnh, xuýt xoan) Giời ơi, lợn gì mà dữ như hùm ấy.. chảy máu chân tôi rồi … khéo lớn dại thì chết.
Văn Sửu: - Không sao đâu ạ, y tá xã sẽ băng cho anh ngay, có cả thuốc tiêm phòng dại.
Phóng viên A: - Ôi giời, tiêm quanh rốn á? Chết tôi mất thôi!
(Ông Nha hấp tấp đi vào)
Ông Nha: - Không sao, lợn rất lành mạnh, chúng tôi xin bảo dăm... Chúng tôi sẽ bồi thưởng ạ, sẽ rất chu đáo! Bà Độp, cho người bắt con lợn to ấy… giao cho các đồng chí truyền hình, lặng luôn các đồng chỉ ấy, để các đồng chí thịt bồi dưỡng cho đồng chí bị thương.
Phóng viên B: - Thật ạ. Thế thì thật là …. Thôi cậu gắng chịu, bị chảy máu có tí mà cơ quan được cả con lợn, giá nó cần cả tớ có phải hay không?
(Anh Tị hớt hải chạy vào)
Anh Tị: - Bác Nha ơi, anh Sửu ơi, cậu Đại… tức là võ sĩ Đại Dương, bị đấm bất tỉnh nhân sự.
Văn Sửu: - Sao?
Anh Tị: - Nằm thẳng cẳng giữa đài. Vừa khai mạc hội thi quyền Anh, theo lời anh, em đưa vô sĩ Đại Dương ra giữa bãi, gọi loa thạch đầu với thanh miền có huyện. Thì có thẳng Tích còi ở xã Ca Thượng cạnh xứ ta, nở mới 14 tuổi, nhưng biết quyển Anh, nó học dấu trên tỉnh, thể là chỉ mươi phút, nó đầu thế nào mà thắng Đại như mình ngôn quay lơ. Em đội nước mãi mới tỉnh mọi người xúm vào xem, nó khóc hu hu bảo rằng nó có biết quyền Anh quyền em bao đầu, tại bảo Nha với chủ Sửu bắt nó.
Ông Nha: - Chết thật (với Sửu) Tình hình này, phải bắt đầu lễ rước đuốc ngay cho khí thế!
Văn Sửu: - Vâng, phương án rước đuốc là như thế này, đuốc sẽ do mười hai thành môn truyền tay nhau đưa từ nhà truyền thống xã, chạy quanh xã một vòng, băng qua cầu Cá, tiến vào thị trấn, dùng lại cho lệnh bác rồi sẽ tiến vào đây. Bác sẽ nhận ngọn đuốc trước lễ đài ngoài sân kia, chấm vào ngon duoc “Thắng lợi" đặt trong chiếc lư đồng trên thềm trụ sở đây. Mọi việc sẽ rất khớp rất đẹp, Em đi dự phỏng cả ô che nếu trời bỗng muốn, cả đuốc dự bị nếu đuốc chính bị giỏ tắt. Kia, đuốc đã về tới!
(Tiếng trống. Tiếng hộ "Ngọn đuốc truyền thống đã về tới trụ sở!” Tiếng trống to hơn)
Văn Sửu: - (cao giọng) Thưa các vị đại biểu, đoàn nước đuốc đốt ngọn đuốc chấm từ bật lửa ga ở thêm nhà truyền thống đã về tới đây. Bác Nha sẽ đón nhận!... (với các phóng viên) Các đồng chí chụp ảnh cảnh đó cho! Sẽ là một cảnh rất có ý nghĩa.
Ông Nha: - Anh Hưng đâu nhỉ? Tôi muốn cả tôi cả anh ấy cung cầm ngọn đuốc.
Anh Tị: - Anh Hưng vừa ở đây biển đâu rồi ấy ạ. Cả cô Nhàn cũng không thấy đâu.
Ông Nha: Hừ, đúng lúc cần thì lại.... Thôi, tôi cầm đuốc một mình vậy.
(Tiếng nhạc, tiếng trống. Trung lên bài hát "Ngọn đuốc Hieu Tim “Hong Tâm bên con đường đổi mới từ đây Tiến bước hiên ngang cầm ngọn đuốc tiên phong". Những người rước đuốc xuất hiện. Người đi giữa giờ cao ngọn đuốc cháy đùng đùng. Họ bước đều đi vòng quanh sân khấu)
Văn Sửu: - Mới bác ra ngoài kia. Lễ “nhận đuốc và châm đuốc" thắp vào ngọn lửa “Thắng lợi” sẽ tiến hành ngoài thêm kia. Mời các đồng chí!
(Ông Toàn Nha cùng những người rước đuốc trịnh trọng tiến ra hiện trong tiếng nhạc vũ tiếng trống cùng bài hát rầm rộ: “Hùng Tâm, Hùng Tâm vinh quang!")
ĐÈN TẮT
(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)
a. Những nhân vật nào trong văn bản là hiện thân cho cái thấp kém? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột , giải quyết xung đột trong văn bản và cho biết nguyên nhân chính làm nảy sinh các xung đột đó. Theo em, xung đột trong văn bản trên có gì khác với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
c. Nêu tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
d. Xác định chủ đề của văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định như vậy.
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản.
g. Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì?
h. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại hài kịch?
Trả lời:
a. - Các nhân vật hiện thân cho cái “thấp kém” trong văn bản Bệnh sĩ gồm: Hưng, Long, ông Toàn Nha, ông Thình, Văn Sửu, “nhà văn Chu Văn giả”, phóng viên B.
- Em có thể khẳng định các nhân vật bộc lộ sự “thấp kém” qua lời nói, hành động của mình vì: Hưng vì muốn làm cho buổi lễ thêm sang trọng và chiếm tình cảm của ông Toàn Nha nên đã nói dối mình là thủy thủ tàu viễn dương, trong khi thực tế chỉ là thợ lái tàu đường sông; Long vì muốn chiều ý bỏ nên đã đóng giả một học sinh nhạc viện chơi vĩ cầm trong khi thực chất là một thợ mộc lành nghề; ông Toàn Nha, ông Thình cùng với Văn Sửu vì coi trọng báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong lễ tổng kết hơn sự phát triển thực lực của xã nhà nên đã sắp đặt mọi chuyện trái với thực tế; kẻ đóng giả nhà văn Chu Văn là nhằm trục lợi; phóng viên B “tiếc rẻ” rằng lợn đã không cắn cả mình để nhận thêm bồi thường.
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột, giải quyết xung đột qua hành vi, lời thoại của nhân vật trong văn bản
Hành động, xung đột và nguyên nhân |
Giữa nhân vật Hưng và Nhàn |
Các hành động làm nảy sinh xung đột và nguyên nhân chính |
Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm |
Các hành động giải quyết xung đột |
Hưng nói sự thật cho Nhàn biết |
- Điểm khác nhau giữa xung đột trong văn bản trên với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Nếu trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, xung đột chủ yếu là giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém” thì trong văn bản Bệnh sĩ, ngoài xung đột giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém”, còn có xung đột giữa “cái cao cả” và “cái thấp kém”. Đó là xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém).
c. Tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém và cái thấp kém. Chính xung đột đã dẫn sự phơi bày, phê phán cái xấu. Trên cơ sở những đặc điểm này của xung đột hài kịch, ta có thể rút ra một số tác dụng của xung đột trong văn bản Bệnh sĩ như sau:
- Khắc họa tính cách của nhân vật, thúc đẩy diễn tiến câu chuyện.
- Phơi bày bệnh giả dối, chạy theo thành tích ảo.
- Cảnh tỉnh những ai đang mắc “bệnh sĩ” và tạo ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả/ khán giả.
....
d. - Chủ đề của văn bản Bệnh sĩ: Sự sắp đặt của những người có trách nhiệm ở trụ sở Liên hợp Xã Hùng Tâm trong buổi lễ trọng thể nhằm khuếch trương thành tích của địa phương.
- Các căn cứ để xác định chủ đề của văn bản Bệnh sĩ gồm một số phương diện như: nhan đề “bệnh sĩ” và nhan đề phụ “Tại trụ sở Liên hợp Xã trong một buổi lễ trọng thể”; hành động của các nhân vật chủ yếu nhằm sắp đặt, ngụy tạo thành tích, để khuếch trương thành tích của địa phương. Những người có trách nhiệm như ông Toàn Nha, ông Thình và Văn Sửu đã sắp xếp cho những cá nhân có thành tích nổi bật (không đúng với thực chất) xuất hiện tại buổi lễ để tăng phần trang trọng như: Hưng – “thuyền trưởng tàu viễn dương”, Long – “học sinh nhạc viện”, Chu Văn – “nhà văn huyện”; tổ chức đoàn người rầm rộ rước ngọn đuốc “Thắng lợi” từ phòng truyền thống về trụ sở xã; mượn đàn lợn và nhốt tạm trong lớp học để phóng viên quay phim nhằm nâng cao thành tích,...
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản:
- Về cách đặt và gọi tên nhân vật, để góp phần tạo tiếng của, tác giả đã có chú ý đặt tên gợi nhớ đến sự vật, con vật, mang ý nghĩa kém cỏi nhìn Toàn Nha, Chu Văn (nha: răng, chu: nước), Văn Sửu, Tị ( sửu: trâu,tị: rắn), Thình, Độp (tựa như tiếng âm thanh). Cách gọi tên nhân vật kèm với tính từ, danh từ cũng đã tạo nên sự hài hước, buồn cười như: "Chu Văn đầu hói”, “Chu Văn giả", "Chu Văn thật", cậu Đại (thanh niên không biết võ) được gọi phong đại thành võ sĩ quyền Anh Đại Dương,...
- Lời thoại trong tác phẩm là lời đối thoại của các nhân vật. Đối thoại đã góp phần bộc lộ một cách sinh động tính cách, bản chất của nhân vật, tạo nên sự hài hước. Tác giả đã sử dụng câu văn linh hoạt, có lời thoại chỉ có một từ, có lời thoại gồm rất nhiều câu, trong các câu thường dùng dấu ba chấm tạo khoảng ngừng cần thiết; từ ngữ được sử dụng phù hợp với lứa tuổi, vị trí, vai trò của nhân vật... Tất cả tạo nên sự sống động của vở kịch, đầy ấp hơi thở của đời sống, người đọc văn bản có thể mường tượng như đang xem một vở diễn.
g. Thông điệp gửi gắm: Vì chạy theo thành tích, khoe khoang, người ta có thể bất chấp để che đậy, lừa dối. Sự giả dối sẽ bị những người trung thực tẩy chay và sớm muộn gì cũng bị vạch trần.
h. Dấu hiện nhận biết tác phẩm thuộc thể loại hài kịch
STT |
Đặc điểm hài kịch |
Dấu hiệu đặc điểm hài kịch trong văn bản Bệnh sĩ |
1 |
Nhân vật |
Hưng với Nhàn |
2 |
Hành động |
Hành động nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn |
3 |
Xung đột |
xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém); giữa Hưng và ông Thình; giữa Văn Sửu, ông Nha và phóng viên A, phóng viên B |
4 |
Lời thoại |
lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí |
5 |
Thủ pháp trào phúng |
Thủ pháp phóng đại tính phi logic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật, các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa ma |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST