Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uân đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc
Câu 6 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tại sao có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uân đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và sự lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” (Ngữ văn 8, tập một, trang 118).
Trả lời:
Có thể nói sự kiện dời đô của Lý Công Uẩn đã “đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc và lịch sử của kinh đô Thăng Long, chứng tỏ bản lĩnh và lớn mạnh, trưởng thành của dân tộc trên bước đường phát triển của mình” vì:
- Kinh đô Hoa Lư được hình thành sau khi Đinh Bộ Lĩnh đẹp loạn 12 sứ quân. Đây là vùng đồi núi, sông ngòi hiểm trở, thuận lợi cho việc phòng thủ nhưng giao thông lại không thuận lợi, không phải trung tâm đất nước. Hai triều đại Đinh, Lê trước đó, thế và lực chưa đủ mạnh nên còn phải dựa vào núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Công Uẩn là cần thiết khi đất nước đã lớn mạnh, loạn cát cứ đã bị đập tan, đất nước cần phát triển để trở thành quốc gia hùng cường của khu vực, có đủ sức mạnh chống lại các thế lực xâm lược từ phương Bắc và phương Nam.
- Lý Công Uẩn không chọn Bắc Ninh là quê hương ông để lập kinh đô mà lại chọn Đại La – trung tâm đất nước – vì sự nghiệp chung của dân tộc, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của lịch sử đất nước và sự lựa chọn của ông cho đến nay vẫn là đúng đắn và hợp lí. Điều đó cho thấy ý thức vì sự lớn mạnh của dân tộc, ột thu vì quyền lợi của trăm họ đã thực sự trở thành động lực chi phối quyết định của vị vua anh minh.
- Khi lựa chọn kinh đô mới là nơi trung tâm rộng lớn, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của đất nước là khi cả dân tộc đã có khát vọng về việc xây dựng một đất nước cường thịnh, thống nhất, muôn đời bền vững. Nói là “cả dân tộc” bởi việc làm Đại của Lý Công Uẩn hợp với ý chí và lòng dân, thể hiện khí phách của dân tộc Đại Việt, - Việc đổi tên Đại La thành kinh đô Thăng Long (Rồng bay – thể hiện khát vọng vươn lên) đã cho thấy mong muốn của cả dân tộc trước bước ngoặt lịch sử lớn lao này.
Lời giải sách bài tập Văn 8 Chiếu dời đô hay khác:
- Câu 1 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn.
- Câu 2 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trước khi trình bày lí do dời đô, Lý Công Uẩn dẫn sử sách nói về việc các vua Thương, Chu bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc thiên độ nhằm mục đích gì?
- Câu 3 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Dựa vào nội dung phần (1) và (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần dời đô.
- Câu 4 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?
- Câu 5 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Văn bản Chiếu dời đô thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm như thế nào?
- Câu 7 trang 48 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, em hãy nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa hai thể loại chiếu và hịch.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều