Nêu nhận xét của em về những điểm tương đồng và khác biệt
Câu 5 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu nhận xét của em về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng trong thơ trữ tình và hình tượng trong thơ ngụ ngôn qua việc kết nối bài thơ Cây mận với những truyện ngụ ngôn đã được học ở bài 6.
Trả lời:
Đều cùng thuộc nghệ thuật ngôn từ nên hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm chung:
- Tái hiện các quan hệ đời sống thông qua những con người, nhân vật, tình huống, sự việc cụ thể, giúp người đọc có thể thấy, nghe, nếm trải mọi cung bậc của cuộc đời một cách thuận lợi.
- Luôn bộc lộ quan niệm nhân sinh độc đáo, đưa lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, cảm xúc mới mẻ.
Tuy nhiên, do đặc điểm loại hình quy định, giữa hình tượng trong thơ ngụ ngôn và hình tượng trong thơ trữ tình có những điểm khác biệt:
- Hình tượng trong thơ ngụ ngôn thường được tổ chức theo quan hệ lô-gíc, dẫn dắt người đọc đi tới một bài học tương đối rõ ràng, xác định. Có khi phần bài học được chính tác giả nêu lên ở cuối tác phẩm, có liên hệ chặt chẽ với toàn bộ diễn biến câu chuyện được kể.
- Hình tượng trong thơ trữ tình mang tính đa nghĩa, là kết quả của những liên tưởng, liên hệ phóng khoáng, bất ngờ, có thể gợi lên nhiều suy ngẫm, cảm xúc khác nhau. Tuỳ tâm trạng khi đọc và trải nghiệm riêng, mỗi người đọc có thể nhận được từ hình tượng thơ trữ tình những thông điệp không giống với ai khác.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT