SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 38, 39, 40 Kết nối tri thức
Bài tập 2. trang 38, 39, 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những tấm lòng cao cả - cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé có ý nghĩa lớn lao
Tập truyện "Những tấm lòng cao cả" của nhà văn Ý Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
(Edmondo de Amicis) ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào ngày 18 tháng 10 năm 1886, ngay sau đó được chào đón nồng nhiệt ở Ý. Trải qua những biến động của lịch sử, vượt ra khỏi phạm vi bối cảnh nước Ý cuối thế kỉ XIX, tác phẩm luôn được nhiều thế hệ độc giả trên thế giới đón nhận và yêu mến. Có thể nói, "Những tấm lòng cao cả" là cuốn nhật kí về những điều nhỏ bé, về những chuyện rất bình thường, nhưng sức lay động của tình yêu thương, lòng trung thực, sự chân thành và quả cảm từ những câu chuyện nhỏ lại thật mạnh mẽ.
Tập truyện được thể hiện dưới hình thức một cuốn nhật kí của cậu học trò lớp 3 - En-ri-cô Bốt-ti-ni (Enrico Bottini). Cốt truyện là chuỗi sự việc xảy ra trong suốt năm học lớp 3 của En-ri-cô và các bạn, gắn với không gian cụ thể của nhà trường, gia đình, thành phố nơi lũ trẻ học tập và sinh sống. Nhưng rộng hơn, đó chính là bối cảnh của nước Ý nửa cuối thế kỉ XIX với nhiều biến động xã hội: cuộc tái thiết đất nước sau khi nước Ý giành được độc lập, những xung đột và mâu thuẫn ngay trong lòng xã hội vì nghèo đói, đông dân và di dân sau chiến tranh,... Tuy nhiên, chính trong bối cảnh đó, khát vọng vun đắp nên một thế hệ mới với tâm hồn trung thực, cao thượng, quả cảm - những tấm lòng cao cả thực sự đã trở thành niềm cảm hứng mãnh liệt của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, thôi thúc ông viết nên thiên truyện như một “thiên trường ca cảm động về nghề dạy học” (Hoàng Thiếu Sơn).
Mười chương của cuốn sách gắn với mười tháng trong năm học của En-ri-cô
ở trường và ở nhà cùng với thầy cô, bạn bè và cha mẹ. Mỗi ngày của En-ri-cô đều
không thể quên được qua những trang nhật kí ngắn gọn, giản dị. Từng trang nhật kí của cậu học trò lớp 3 như những mảnh ghép nhỏ tạo nên một bức tranh toàn cảnh, gợi ấn tượng sâu sắc và cảm động về từng khoảnh khắc của đời sống, từng con người, mà ở đó, vượt lên trên những éo le, ngang trái và mất mát, vượt lên nỗi nhọc nhằn, thống khổ hằng ngày là tình yêu thương và lòng trung thực. En-ri-cô luôn cảm nhận được tình yêu thương hết lòng của thầy cô dành cho học trò, mặc dù việc dạy học cũng vô cùng khó khăn, gian khổ. Ấn tượng về cô giáo lớp 1, về thầy hiệu trưởng, và đặc biệt là thầy chủ nhiệm lớp 3 – thầy Péc-bô-ni (Pecboni) thật sâu đậm trong trái tim cậu bé. Ngay từ những trang nhật kí đầu tiên – ngày khai trường, cùng với niềm vui được lên lớp mới, En-ri-cô đã bắt đầu cảm nhận về nỗi buồn nhớ khi tạm biệt thầy giáo cũ thân thương: “Chúng tôi sắp bước qua cổng thì thấy có người đặt tay lên vai mình: Đó là thầy giáo lớp 2 của tôi, có mái tóc hung, bù xù và tính vui vẻ không bao giờ cạn. Thầy bảo tôi: “Chúng ta thế là xa nhau mãi rồi phải không En-ri-cô?”. Tôi cũng biết như vậy, thế mà lời nói của thầy vẫn làm cho lòng tôi nặng trĩu” Tuy còn là một đứa trẻ, En-ri-cô đã bắt đầu cảm nhận nỗi buồn như một phần của cuộc sống, nhưng chính điều đó đã làm cho cậu học trò lớp 3 trưởng thành hơn: sự trưởng thành trong tình yêu thương và lòng trắc ẩn, cùng với điều ấy, cậu bé biết trân trọng hơn mỗi khoảnh khắc của đời sống, của những kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và gia đình. Bài học đầu tiên mà En-ri-cô và các bạn học được từ thầy chủ nhiệm Péc-bô-ni là bài học của yêu thương, chân thành và lòng trung thực, không chỉ bằng lời nói mà trong mọi hành động, trong cách ứng xử nghiêm khắc mà bao dung của thầy trước lỗi lầm của cậu học trò mới “múa như con rối” ngay sau lưng thầy, khi thầy bận chăm sóc một học sinh có dấu hiệu bị ốm “mặt ửng đỏ và đầy những nốt sưng nhỏ;... Những lời từ trái tim người thầy đã lay động và cảm hoá cả những học trò tưởng như cứng đầu nhất: “Thầy không muốn phải phạt một ai. Các con hãy tỏ ra cho thầy thấy là những đứa trẻ chân thành, dũng cảm. Trường học của chúng ta sẽ là một gia đình, và các con sẽ là niềm an ủi và niềm tự hào của thầy? Ngay sau giờ học ấy, dù thầy Péc-bô-ni không phạt và không yêu cầu cậu học trò “múa như con rối” sau lưng thầy phải xin lỗi, nhưng điều bất ngờ đã xảy ra: Cậu học trò lúc nãy đứng trên ghế làm trò, bước lại gần thầy và hỏi thầy với giọng run run: “Thưa thầy, thầy có tha lỗi cho con không ạ?“ Tình yêu thương và lòng trung thực được thể hiện trong những điều nhỏ bé, bình thường nhất, trong cách ứng xử hằng ngày giữa thầy cô và học trò, giữa cha mẹ và con cái, giữa những đứa trẻ với nhau và đặc biệt là cách chia sẻ, giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, đau ốm, không nơi nương tựa,... Có nhiều trang nhật kí của En-ri-cô chỉ dành để viết về người đàn bà bán rau quả rong đau ốm trong căn gác xép (ngày 28 tháng 10), cậu bé nạo ống khói (ngày 31 tháng 10), về bác bán than (ngày 7 tháng 1), hoặc về những người nghèo khổ vô gia cư trên phố,... Qua những trang nhật kí ấy, cậu bé lớp 3 hiểu hơn về tình yêu thương và lòng trung thực. Và quan trọng hơn, đó là cách để cậu bé tự hiểu về mình, tự sửa mình và trưởng thành hơn.
Với cách thể hiện đó, En-ri-cô vừa là một nhân vật trong tác phẩm, vừa là một người kể chuyện trung thực, giàu lòng trắc ẩn. Dường như không có ai là nhân vật chính. En-ri-cô cũng không tự kể về mình nhiều. Mỗi ngày của En-ri-cô trong trang nhật kí là một ngày để học thêm điều mới từ chính những gì bình thường, quen thuộc nhất trong lớp học, ở nhà, trên đường phố, trong ngõ nhỏ, trong căn gác xép của những người nghèo sống quanh cậu,... Lối viết từ cách nhìn, cách cảm nhận qua trang nhật kí trong một năm học của cậu học trò lớp 3 En-ri-cô Bốt-ti-ni đã giúp Ét-môn-đô đơ A-mi-xi gửi gắm được những điều cao cả một cách tự nhiên, chân thực và bình dị nhất. Có lẽ, đó cũng là điều tác giả muốn các bạn nhỏ vun đắp hằng ngày: làm những việc nhỏ bé với tình yêu thương lớn lao và tâm hồn cao thượng.
(Nhóm biên soạn)
Trả lời:
Vấn đề được đưa ra bàn luận: những điều nhỏ bé có ý nghĩa lớn lao
Trả lời:
Chú ý những câu văn nêu không gian, thời gian, bối cảnh lịch sử của tác phẩm. Hãy liệt kê 2 - 3 câu tiêu biểu như:
+ Tập truyện … nồng nhiệt ở nước Ý.
+ Nhưng rộng hơn …. sau chiến tranh.
Trả lời:
Các lí lẽ và bằng chứng được đưa ra:
+ nội dung: đề tài, đời sống và ý nghĩa được thể hiện trong các câu chuyện
+ nghệ thuật: hình thức thể hiện, cốt truyện, người kể chuyện.
Trả lời:
Mục đích viết phù hợp với đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được. Tác giả muốn các bạn nhỏ vun đắp hàng ngày: làm những việc nhỏ bé với tình yêu thương lớn lao và tâm hồn cao thượng.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT