Đọc văn bản sau và giải thích vì sao đây là truyện đồng thoại

Câu 7 trang 4 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: Đọc văn bản sau và giải thích vì sao đây là truyện đồng thoại.

RÙA ĐÁ ĐI CHƠI

    Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu. Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,... cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng.

    Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mô thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn.

    Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình.

    Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng... Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã vẻ đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát:

Một sớm xuân trong mát

Cành khô cũng nở hoa

Ông Rùa Đá tốt bụng

Sẽ đến chơi nhà ta!

    Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngôi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nêu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào.

    Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng...

    Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lắm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”.

    Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẫn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ...

    Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ:

Một sớm xuân trong mát

Cành khô cũng nở hoa

Ông Rùa Đá tốt bụng

Sẽ đến chơi nhà ta!

    Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh.

(Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám

 NXB Giáo dục, 1999)

Trả lời:

Câu chuyện “Rùa đá đi chơi” là truyện đồng thoại vì các nhân vật đều là động vật nhưng mang đặc điểm tính cách như con người. Câu chuyện mang hàm ý ca ngợi những người đi giúp đỡ người khác, đề cao việc biết ơn những người đã cứu giúp mình. 

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác