Sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Thời thơ ấu của Hon-đa - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Bài tập đọc hiểu: Thời thơ ấu của Hon-đa bộ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 6.

Câu 1 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả Hon-đa nhớ lại những việc gì trong thời thơ ấu của mình?

Trả lời:

Trong đoạn trích, tác giả Hon-đa nhớ rằng mình học không tốt lắm (nếu không muốn nói là dở) nhưng lại vô cùng có hứng thú đối với các loại máy móc, chỉ cần có cơ hội cậu liền tham gia tất cả những hoạt động có liên quan đến máy móc. 

Câu 2 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Em hiểu như thế nào về câu nêu trong mục Chuẩn bị, bài Thời thơ ấu của Hon-đa (SGK Ngữ văn 6, tập một): “Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người.”

Trả lời:

Mục Chuẩn bị, bài Thời thơ ấu của Hon-đa (SGK Ngữ văn 6, tập một) viết “Qua đây, có thể nói: Tuổi thiếu niên là thời gian chuẩn bị quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của đời người. "Qua đây” chính là qua trích đoạn hồi kí của tác giả Hon-đa. Nội dung đoạn trích cho thấy từ tuổi thiếu niên, Hon-đa đã bộc lộ thiên hướng và các biểu hiện của sự say mê, sở trường, năng lực của bản thân,... Nếu được chăm sóc, khơi gợi, khích lệ, động viên thì năng lực đó sẽ phát triển rất tốt vào tuổi trưởng thành.

Câu 3 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 3, SGK) Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.

Trả lời:

(Câu hỏi 3, SGK) Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này ít nhất trên các điểm sau:

– Tác giả nêu lên rất cụ thể địa điểm, thời gian sự việc xảy ra; tức nêu lên các chi tiết có thể kiểm chứng, thể hiện tính xác thực của hồi kí. Ngay câu mở đầu, tác giả viết: “Tôi sinh năm 1906 tại làng Kô-mi-ô, quận I-qua-ta, nay là thành Ten-ri-u, thuộc thành phố Ha-ma-mát-su tỉnh Si-du-ô-ca.”

– Những sự việc được kể do nhân vật xưng “tôi” (Hon-đa), sau này là một nhà tư bản, một doanh nhân sáng lập nên hãng xe nổi tiếng của Nhật Bản mang tên ông, hãng Hon-đa cả thế giới đều biết.

Chuyện được kể lại trong quá khứ, sau này ông Hon-đa nhớ lại thời niên thiếu của mình. Những sự việc ấy ông Hon-đa đã trải qua, đã chứng kiến và đã tham gia không phải kể chuyện của người khác.

Câu 4 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 4, SGK) Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?

Trả lời:

(Câu hỏi 4, SGK) Các biểu hiện về thiên hướng của một con người thường bộc lộ từ nhỏ. Đoạn trích tập trung chỉ ra những biểu hiện đã sớm bộc lộ thiên hướng sáng chế kĩ thuật của nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Những đam mê kĩ thuật ấy đã giúp ông sau này trở thành kĩ sư máy móc, sáng lập nên một hãng xe máy, xe hơi nổi tiếng khắp thế giới – hãng Hon-đa.

Câu 5 (trang 23 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Tìm một bài hồi kí viết về thời thơ ấu và chỉ ra các đặc điểm của thể hồi kí trong bài viết đó.

Trả lời:

Bài tập này rèn luyện cho các em kĩ năng đọc mở rộng, cũng là để biết thêm một bài hồi kí viết về thời thơ ấu. Từ bài viết Bốn năm ở Trường Bưởi dưới đây, các em nêu lên đặc điểm của thể hồi kí với những biểu hiện cụ thể của văn bản. Chẳng hạn: về đề tài, tính xác thực (thời gian, địa điểm, sự tham gia của người khác,...), ngôi kể và cách ghi chép,…

BỐN NĂM Ở TRƯỜNG BƯỞI

    Trường Bưởi ở cuối đường Quán Thánh, trên bờ Hồ Tây, ngó qua vườn Bách Thảo, chỉ cách trường Yên Phụ hai làn nước, không tới 500 thước, nếu không có hai rặng cây đường Cổ Ngư che khuất thì ở trường này nhìn thấy trưởng kia được. Sau này, lên đại học thì chỗ học và nội trú của tôi ở Sở Tổng Thanh tra Công chánh, đầu phố Hàng Vôi (?) và trong khu Đại học Bô-bi-lốt (Bobillot); hai nơi này đều ở bờ sông Nhị”. Thành thử suốt đời học sinh của tôi dài mười mấy năm, chỉ di chuyển dọc theo bờ đê sông Nhị, trong một khoảng dài non bốn cây số (từ Trường Bưởi tới học xá Bô-bi-lốt) mà nhà tôi ở giữa đường, chỗ Cột đồng hồ Bờ sông. Quê tôi ở Phương Khê cũng ở bờ sông Nhị. Tôi thật có duyên với con sông lịch sử đó.

    Từ nhà tới Trường Bưởi đường dài khoảng hai cây số rưỡi, tôi đi bộ mất khoảng 45 phút, mỗi ngày bốn lượt, mười cây số, mất khoảng ba giờ, vừa mệt sức vừa mất thì giờ. Hồi đó, xe đạp còn là một xa xỉ phẩm, cả lớp tôi không chắc có được một chiếc. Riêng tôi thì ngay đồng hồ và áo mưa cũng không có. Những tháng cuối niên học, trời nắng gắt, tôi phải đi xe điện, đón xe ở góc phố Hàng Buồm và Hàng Ngang, mỗi chuyến hai xu. Đi xe điện thì đỡ mệt, tiết kiệm thì giờ độ một phần ba vì phải đợi xe và vẫn phải đi bộ một quãng. Tôi đậu khá cao, nhà lại nghèo, nếu biết mà làm đơn thì có thể được học bổng vào nội trú, có đủ tiện nghi, phương tiện tốt để học hơn.

    Hai năm đầu, tôi không thích lối dạy của vài giáo sư, mà sức khoẻ cũng kém, lại bị sưng đầu gối, mắt cá chân, phải nghỉ học non một tháng. [..] Mới mạnh được ít tháng thì bị mụn ghẻ. Mụn ghẻ nổi khắp người, mưng mủ lên, nửa năm mới hết, nên học chỉ vào hạng khá – khoảng thứ mười trong lớp thôi, nhưng cũng được phần thưởng vì xuất sắc về môn: Toán, Sử.

    Lên năm thứ ba và thứ tư tôi lại vượt lên, đứng đầu lớp, được phần thưởng về hầu hết các môn, và cuối năm thứ tư lại được ra Nhà hát Tây lãnh thưởng. Tôi học rất đều, môn nào cũng từ hạng tư, hạng ba trở lên, nhưng không có môn nào vượt xa bạn thứ nhì trong lớp về riêng môn đó. Tôi chỉ là một học sinh siêng một cách vừa phải – không bao giờ tôi thức khuya để học — mà hơn hạng trung bình, nhất là rất có quy củ, phương pháp. Trong lớp, tôi thấy có anh học mau nhớ hơn tôi, nhưng thật xuất sắc thì trong niên khoá của tôi, cơ hồ không có ai cả. Sau này tôi nghe nói, trước chúng tôi mấy năm có một anh bạn kí tính lạ lùng, sách gì cũng chỉ đọc qua một lượt là nhớ. Hiện nay, anh ta còn sống, trên bảy chục rồi mà trong đời chưa thấy lập nên sự nghiệp gì [...].

    Trong số giáo sư trường Bưởi tôi được học, tôi quý hai thầy nhất: thầy Dương Quảng Hàm và thầy Phu-lông (Foulon). Tôi đã viết một bài về thầy Dương đăng trong số Bách Khoa 2) 236 (1-11-1966). Thầy có đủ tư cách một nhà mô phạm và một học giả Thầy dạy Việt văn ở ban Tú tài; Việt văn và Pháp văn ở ban Cao đẳng tiểu học, năm thứ ba và thứ tư. Thầy nhỏ người, vui vẻ, nụ cười hồn nhiên, sống rất giản dị, làm việc rất có quy củ và cẩn thận. Đối với chúng tôi, thầy rất công bằng, nghiêm một cách vừa phải, có phần hơi dễ dãi nữa; một lần thầy tỏ ra đa cảm và đại độ khi cả lớp chúng tôi làm reo không học bài thuộc lòng (récitation) tả Hồ Tây (ở Hà Nội) của Giuyn Boi-si-e (Jules Boissière), một nhà văn thực dân mà chúng tôi rất ghét. Thầy chỉ tỏ vẻ buồn thôi chứ không hề phạt chúng tôi. Chuyện đó tôi thuật lại rõ trong số báo kể trên.

    Thầy soạn vài ba cuốn sách giáo khoa cho ban Trung học: một cuốn về sử Việt bằng tiếng Pháp: 4 abrégé d'Histoire d'Annam(); hai cuốn về văn học Việt Nam và Văn học sử Việt Nam bằng tiếng Việt, cả hai đều có giá trị.

    Thỉnh thoảng, thầy cũng viết bài in trên báo Nam Phong và một nội san của một cơ quan Văn hoá Pháp nghiên cứu về Viễn Đông hay về Đông Dương. Suốt đời, hễ thầy thổi giảng thì cầm cây bút. Tất cả học sinh Trường Bưởi không ai không trọng thầy vì vậy. Mà các bạn đồng sự Pháp, Việt của thầy cũng quý thầy nữa. Thật đáng tiếc, thầy không thọ, mất trong những ngày đầu cuộc kháng Pháp ở Hà Nội.

    Thầy Phu-lông trái lại, cao lớn, có lẽ cao hơn một thước tám, lúc nào cũng hấp tấp, rạp mình xuống lái chiếc xe “cuốc” (course), có vẻ khác đời, chứ không hẳn là một triết nhân.

    Thầy dạy luân lí (Morale) ở năm thứ tư cho chúng tôi và dạy triết (hay Pháp văn) cho ban Tú tài. Thầy bắt học sinh gắng sức nhiều, giảng cao hơn chương trình, gắt với học sinh kém, nhưng thân với học sinh giỏi. Tôi rất chán cái lỗi học luân lí trong giảng sách rồi trả lời một vài câu hỏi. Thầy Phu-lông không dùng sách, gần suốt giờ về một đề tài nào đó, chúng tôi ngồi nghe, ghi chép rồi về nhà viết lại thành bài, thường dài một trang rưỡi khổ giấy lớn (21 x 33 xăng-ti-mét); giờ sau thầy gọi một vài trò lên đưa tập cho thầy coi, nếu sai thì sửa lại. Bài nào tôi viết lại cũng kĩ, được thầy khen. Như vậy mỗi tuần gần như chúng tôi phải làm thêm một bài luận mà mau tiến về Pháp văn được. Tôi thích lối học đó, nó rất có kết quả. Thầy lại có tỉnh lưu luyến với học trò, không kì thị Việt. Khi sắp về Pháp nghỉ sáu tháng, thầy tới trường từ biệt chúng tôi, thấy tôi chưa đến, nhắn các bạn tôi rằng thầy gửi lời thăm và ân hận không đợi tôi được vì bận nhiều việc. 

(Theo Nguyễn Hiến Lê, trích Hồi kí Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác