Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì

Câu 2 trang 13 sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 2 - Cánh diều: (Bài tập 4, SGK) Trong những câu thơ dưới đây, các từ ngữ in đậm chỉ ai, chỉ cái gì, việc gì?

Giữa sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy biêu thị với sự vật, sự việc mà các từ ngữ ấy hàm ý có mối liên hệ như thế nào? Cách diễn đạt này có tác dụng gì?

a)     Bàn tay mẹ chắn mưa sa

        Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng. [...]

        Bàn tay mẹ thức một đời

        À ơi này cái Mặt Trời bé con. 

                                           (Bình Nguyên)

b)                           Ngày Huế đổ máu 

                              Chú Hà Nội về 

                              Tình cờ chú, cháu

                              Gặp nhau Hàng Bè. 

                                        (Tố Hữu)

c)                           Vì lợi ích mười năm phải trồng cây

                              Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

(Bài tập 4, SGK) - Cụm từ bàn tay mẹ là hoán dụ chỉ người mẹ, đổ máu ám chỉ chiến tranh. Mười năm chỉ thời gian trước mắt, trăm năm biểu thị thời gian lâu dài. 

- Mối quan hệ: bàn tay mẹ là một bộ phận thuộc cơ thể của người mẹ; Đổ máu là một trong những kết quả tất yếu của chiến tranh, Mười năm là quãng thời gian đủ để những cái cây phát triểntrưởng thành, Trăm năm là thời gian ước định của một đời người

- Tác dụng của phép hoán dụ: làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho diễn đạt. Hình ảnh bàn tay vất vả làm tăng tình cảm được thể hiện trong bài thơ, đổ máu để cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh, mười nămtrăm năm đều là quãng thời gian phát triển được đặt cạnh nhau để cho thấy rõ lợi ích và tầm quan trọng của việc giáo dục con người.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác