Hiện tượng cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp mà tác giả Diêm Liên Khoa khen ngợi

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Hiện tượng “cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp” mà tác giả Diêm Liên Khoa khen ngợi đã được biểu hiện cụ thể như thế nào ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh? (Dựa vào nội dung văn bản và phần giới thiệu tác phẩm trong SGK để trả lời.)

Trả lời:

Có thể nói Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết có “cốt truyện ghép mảnh và sáng tác chồng xếp” vì các biểu hiện cụ thể sau:

- Nỗi buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết viết về một cuốn tiểu thuyết khác. Cuốn tiểu thuyết khác đó do nhân vật Kiên viết mà trong đó Kiên cũng là nhân vật chính. Sự “chồng xếp” của các sáng tác được thể hiện ở đây rất rõ.

- Cuốn tiểu thuyết do Kiên viết có “mạch chuyện không ngừng đứt gãy”, “không hề có nổi một tuyến chung” như lời nhận xét của nhân vật “tôi” khi đọc bản thảo Kiên để lại. Rõ ràng truyện là sự chắp nối của nhiều đoạn hồi ức hay bị điều phối bởi sự bất thường của tâm trí cộng với những tác động đôi khi ngẫu nhiên của một số yếu tố ngoại cảnh. Do vậy, “ghép mảnh” chính là một nét đặc thù của cốt truyện ở tác phẩm này - điều khiến nhân vật “tôi”, sau đó là độc giả cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh thoạt tiên cảm thấy bối rối, khó theo dõi.

- Đọc gần hết tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, người đọc từ chỗ ngỡ nhân vật Kiên sẽ trực tiếp hiện diện cho đến cuối tác phẩm, bỗng nhiên có chút “hụt hẫng” khi thế vào chỗ của anh là nhân vật “tôi”. Lúc đó, Kiên trở thành một “ca” tâm lí được chính nhân vật trong cuốn tiểu thuyết tìm hiểu, nghiên cứu. Điều này làm cho tính chất “ghép mảnh” của cốt truyện Nỗi buồn chiến tranh càng trở nên rõ rệt hơn.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 6 trang 7 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác