Nêu cách hiểu của bạn về ý nghĩ sau đây của nhân vật tôi Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh
Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cách hiểu của bạn về ý nghĩ sau đây của nhân vật “tôi”: “Chính nhờ nỗi buồn mà chúng tôi đã thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi bị chôn vùi trong cảnh chém giết triền miên, trong cảnh khốn khổ của những tay súng, những đầu lê, trong ám ảnh bạo lực và bạo hành, để bước trở lại con đường riêng của mỗi cuộc đời”. Theo bạn, ở đoạn giới thiệu về tác phẩm trong SGK (tr. 24), có câu nào liên quan đến ý nghĩ này?
Trả lời:
- Ý nghĩ của nhân vật “tôi” có thể làm HS cảm thấy khó hiểu, vì theo logic thông thường, nỗi buồn là hậu quả của chiến tranh chứ không phải cái gì tồn tại độc lập với nó, như một phương tiện để có thể đưa những người lính thoát khỏi chiến tranh. Điều này cho thấy phải suy nghĩ lại nội dung khái niệm nỗi buồn theo cách nhìn nhận của tác giả, trước khi nêu cách hiểu về ý nghĩ mà nhân vật “tôi” đã bộc lộ.
- Theo tôi, ở đoạn giới thiệu về tác phẩm trong SGK (tr. 24), có những câu sau liên quan đến ý nghĩ này:
+ Theo tác giả, cũng như theo nhân vật Kiên, nỗi buồn không đơn thuần là một trạng thái tâm lí, cảm xúc có thể biểu lộ ở bề mặt khiến người ngoài dễ nhận thấy. Nhìn sâu xa hơn, nó đích thực là cơ chế tự vệ của tính người (nhân tính) trước những tác động tiêu cực có thể làm con người đánh mất bản thân mình.
+ Nỗi buồn khiến con người biết chán ghét chiến tranh mặc dù đã tham gia chiến tranh. Với nỗi buồn, con người bảo vệ được mình, vẫn còn là con người, thoát khỏi tình trạng bị chiến tranh đồng hoá, sai khiến đến nỗi chỉ còn tồn tại như một công cụ chém giết. Cũng với nỗi buồn, những tổn thương tinh thần sẽ mau được chữa lành để người ta có thể hoà nhập với cuộc sống bình thường sau khi chiến tranh kết thúc.
+ Theo diễn giải ở trên, nỗi buồn có một giá trị nhân bản rất lớn, cần được tôn trọng và bảo vệ, để đến lượt nó, nỗi buồn sẽ bảo vệ con người tránh được tha hoá để tồn tại vững vàng ngay cả trong hoàn cảnh đầy những điều phi nhân, tàn bạo.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 5 trang 6 hay khác:
- Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Người kể chuyện xưng “tôi” đã bày tỏ sự đồng cảm như thế nào với “nỗi buồn chiến tranh” của nhân vật Kiên?
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Người kể chuyện xưng “tôi” biết rõ nỗi buồn chiến tranh nặng nề của Kiên mà vẫn nói rằng Kiên có niềm lạc quan đáng phải ghen tị. Cần giải đáp như thế nào về nghịch lí này?
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Qua đoạn văn bản này, bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của một câu xuất hiện ở phần một của văn bản: “Kiên tin rằng anh đã phục sinh, nhưng là một sự phục sinh lùi về sâu xa”?
- Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nỗi buồn đậm đặc trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh phải chăng phản ánh cái nhìn một chiều của tác giả về hiện thực cuộc sống? Đoạn văn bản này có thể giúp bạn giải đáp vấn đề vừa nêu như thế nào?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT