Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác
Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm đọc các tài liệu liên quan và giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, cảm hứng sáng tác, nội dung của bài thơ.
Trả lời:
– Bài thơ Cảnh khuya được in lại nhiều lần trong các tuyển tập thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và tuyển tập thơ Hồ Chí Minh nói riêng; đồng thời cũng đã có nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu tìm hiểu, giới thiệu. Ví dụ: Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967; Hồ Chí Minh – Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1970; Nhiều tác giả, Vẻ đẹp thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005; Lê Quang Hưng, Đến với tác phẩm văn chương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007;... Sau đây là một số gợi ý thực hiện yêu cầu của câu hỏi, dựa trên sự tổng hợp từ các nguồn tài liệu hữu quan:
– Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được sáng tác năm 1947, năm thứ hai của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Trước đó, ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và quyết định chuyển Bộ chỉ huy kháng chiến lên núi rừng Việt Bắc. Năm 1947, nhằm tiêu diệt lực lượng chủ yếu của ta và cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, giặc Pháp tấn công lên Việt Bắc. Chiến dịch Việt Bắc do quân dân ta tiến hành, với hàng loạt chiến thắng trên khắp chiến trường đã làm thất bại ý đồ của địch. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những ngày tháng gian lao, thử thách của cả dân tộc, khi Người sống và trực tiếp chỉ đạo chiến dịch tại núi rừng Việt Bắc.
– Về thể thơ, cảm hứng sáng tác và nội dung tác phẩm: Bài thơ tiếng Việt, được viết theo thể tứ tuyệt Đường luật (tức theo phong cách cổ điển) nhưng có sử dụng bút pháp hiện đại. Cảm hứng sáng tác nảy sinh trong phút giây đặc biệt: Giữa cảnh khuya núi rừng Việt Bắc, thiên nhiên đất trời trong sáng, ánh trăng ngời vẻ thanh bình, nhân vật trữ tình mặc dù bận bịu với cuộc kháng chiến, bộn bề lo toan“nỗi nước nhà” nhưng tâm hồn vẫn an nhiên, luôn giao hoà với cảnh sắc tuyệt mĩ chốn lâm tuyền. Ở đây, giữa hình ảnh người chiến sĩ và hình ảnh bậc hiền triết thung dung, tự tại có sự thống nhất đẹp đẽ. Nội dung bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân và tấm lòng của người cách mạng trước vận mệnh dân tộc; tứ thơ có sự thống nhất giữa tâm hồn cao khiết, tình yêu thiên nhiên tha thiết với lòng yêu nước chan chứa, nồng nàn.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập 9 trang 6 hay khác:
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ chủ yếu được tác giả sử dụng trong bài thơ.
- Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng thủ pháp tiểu đối của tác giả trong bài thơ.
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: So sánh, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật miêu tả hình ảnh trăng giữa hai bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya.
- Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ – nghệ sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ sau của bài thơ?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT