SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 21
Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 4 trang 21 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Bài tập 4 trang 21 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Hải khẩu linh từ trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 101 – 103), đoạn 4, từ “Chính lúc ấy” đến “cụp đuôi biến mất” và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Đoạn văn kể về việc giao thiệp qua thư giữa vua Lê và Quảng Lợi vương; Quảng Lợi vương và triều thần nơi thuỷ quốc luận tội và thực thi pháp luật, trừng phạt Giao thần.
Đoạn văn này xuất hiện một số chi tiết/ sự việc kì ảo. Ví dụ: “Bộ máy” quan lại của thuỷ quốc; Học sĩ Lương Thế Vinh nhận thư do giang sứ Quy đốc bưu trình vua Lê ở bãi biển; Vua quan triều Lê “trông ra ngoài biển” chứng kiến bộ máy quan lại của Quảng Lợi vương trị tội Giao thần;... Tương tự các đoạn 2 và đoạn 3 ở trên, các chi tiết/ sự việc kì ảo này đều tham gia trực tiếp vào mạch tự sự của tác phẩm, tạo nên sự li kì, hấp dẫn cho câu chuyện.
- Tự lựa chọn một chi tiết/ sự việc mà mình cho là hấp dẫn hơn cả; đồng thời lí giải ngắn gọn (theo cảm nhận cá nhân) vì sao chi tiết/ sự việc ấy tạo được sự hấp dẫn (cho câu chuyện hoặc với chính mình).
Trả lời:
- chính truyền: nối tiếp một cách chính thống. Ở đây chỉ việc vua Lê Thánh Tông tiếp nối ngôi vị một cách quang minh chính đại.
- tiến phát: khởi phát và tiến lên phía trước. Ở đây nói việc vua Lê tiếp tục tiến quân chinh phạt Chiêm Thành.
- tiểu nhân: a. kẻ có địa vị thấp kém; b. người có tư cách nhỏ mọn, hèn hạ. Ở đây chủ yếu theo nghĩa b.
- quân tử: a. kẻ có địa vị cao; b. người có tài năng và phẩm chất cao quý (đối lập với tiểu nhân). Ở đây chủ yếu theo nghĩa b.
- quốc pháp: kỉ cương, pháp luật của nhà nước.
- phục bút: đáp lại bằng thư từ.
- lương tá: bề tôi hiền tài, người phò tá là bậc lương thần.
- tuyên chỉ: lời tuyên/ tuyên bố ý chỉ của vua chúa.
- ba đào: a. sóng to; b. chìm nổi, đắm chìm. Ở đây theo nghĩa bạ
- sắc dục: (đam mê quá mức vào) dục tình nam nữ.
Trả lời:
- Tư tưởng “vương chính” (nền chính trị tốt đẹp của bậc minh quân) thể hiện qua bức thư mà vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương được thể hiện ở một số nội dung cụ thể: thưởng phạt phân minh (“ban phúc người thiện, ra tai kẻ dâm”, “ban thưởng người tốt, phạt tội kẻ xấu”), kịp thời (“nhanh như tiếng dùi với trống”), nhất quán (“trên dưới như nhau”); tính “chính danh” của thể chế vương quyền (“trẫm nối ngôi chính truyền của tổ tiên”); thực thi lí tưởng điếu dân phạt tội” (đem quân đi hỏi tội kẻ làm ác mà tội ác ấy “trời đất thần người đều không tha thứ”, yêu cầu giám sát việc thực thi chức trách của quan lại một cách chặt chẽ phải “sáng suốt soi gian”, “quyết đoán”, “nghiêm dùng quốc pháp”),…
Bức thư vua Lê sai gửi cho Quảng Lợi vương tuy không dài, nhưng nội dung trong phú, thể thức trang trọng, đúng quy tắc ngoại giao; lời lẽ, ngôn từ, lập luận rõ ràng, thuyết phục.
- Nội dung bức thư mà Quảng Lợi vương sai gửi cho vua Lê và việc Giao thần bị phạt tội đã thể hiện quan điểm về hiện thực – lịch sử của tác giả một cách gián tiếp nhưng khá cụ thể.
Tác giả đã xuất phát từ nhận thức và nhãn quan hiện thực về nền chính trị đương thời (nhà Lê, đời Lê Thánh Tông trị vì), ở thời điểm mà Nho học với đường ở chính trị nhân nghĩa và tinh thần tự chủ được đề cao, để miêu tả về thể chế và việc thực thi chính trị ở thuỷ quốc của Quảng Lợi vương. Thuỷ quốc của Quảng Lợi vương cũng thực thi “vương đạo”, “hết lòng cầu tìm người hiền tài, mong có sự phò giúp của lượng tá”, với mục đích thực hiện việc trị nước được “công bằng rất mực”, “thước gươm sáng chẳng dung gian tà”.
Vương quốc nơi cõi âm tuy khác biệt với dương gian, nhưng được tác giả soi chiếu với các nguyên tắc của chính nghĩa, xuất phát từ luân thường đạo lí, phép xử thế căn bản của con người xã hội. Một khía cạnh đáng chú ý: Tuy Quảng Lợi vương trị nước theo vương đạo”, nhưng vì “ánh mặt trời soi chung” chưa thấu suốt, vẫn còn hiện tượng “hang tối chưa kịp thấm nhuần”, “còn có cường thần làm bậy”. Đây cũng là một hiện thực lịch sử mà bằng thực tế trải nghiệm, tác giả đã trực tiếp phản ánh trong tác phẩm.
Tuy vậy, ưu điểm nổi bật của Truyền kì tân phả là người viết rất có ý thức ủng hộ lối sống phóng khoảng vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến và đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội. Phần lớn các truyện của Đoàn Thị Điểm đều được xây dựng từ những nhân vật có thật, hoặc những truyền thuyết lịch sử; đặc biệt, truyện Hải khẩu linh từ bắt nguồn từ tấn bi kịch có thật của một nàng cung phi đời Trần Duệ Tông (1372 – 1377), nhưng với tài hư cấu nghệ thuật của mình, tác giả đã khéo léo dẫn dắt và nâng cao tính cách nhân vật chính lên, làm cho câu chuyện có sức truyền cảm sâu sắc. Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc và hình tượng của nàng trong truyện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Hải khẩu linh từ được đánh giá là tác phẩm thành công hơn cả của Đoàn Thị Điểm...
(Đặng Thị Hảo, in trong Từ điển văn học – Bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004, tr. 1833)
Trả lời:
Ưu điểm của tác phẩm Hải khẩu linh từ được tác giả đoạn trích khẳng định ở những khía cạnh sau: Tư tưởng phóng khoáng, mới mẻ của tác giả về hiện thực; thể hiện rõ ở ý thức ủng hộ lối sống phóng khoảng vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp của lễ giáo phong kiến và đề cao vai trò người phụ nữ trong xã hội”; Sáng tạo nghệ thuật đặc sắc xuất phát từ những câu chuyện có thật hoặc truyền thuyết lịch sử cụ thể, từ “tấn bi kịch có thật của một nàng cung phi đời Trần Duệ Tông bằng “tài hư cấu nghệ thuật, tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật chính (răng Bích Châu) hết sức thành công, khiến “câu chuyện có sức truyền cảm sâu sắc”; Nội dung, ý nghĩa của tác phẩm thể hiện đậm nét tính dân tộc, thời đại và tinh thần nhân văn, có thể thấy rõ điều này qua hình tượng nhân vật chính: “Cái chết tự nguyện của nàng Bích Châu là kết quả của một sự suy nghĩ lâu dài về vận mệnh đất nước, dân tộc và hình tượng của nàng trong truyện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác:
Bài tập 7 trang 24 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: ...
Bài tập trang 25 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Lập dàn ý cho bài trình bày về một trong hai vấn đề sau: ...
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT