SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 5 Tiếng Việt trang 98

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 5 Tiếng Việt trang 98 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Câu 1 trang 98 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong các nhan đề tác phẩm sau đây, trường hợp nào không phải là là biện pháp tu từ nghịch ngữ:

A. Xác thây sống (Nhan đề kịch của Lép Tôn-xtôi)

B. Lời nói dối chân thực (Nhan đề phim của đạo diễn Giêm Ca-me-rôn)

C. Tội ác và hình phạt (Nhan đề tiểu thuyết của Phê-do Đô-xtôi-ép-ki)

D. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Nhan đề truyện cổ tích Việt Nam và tên vở kịch của Lưu Quang Vũ)

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Tội ác và hình phạt (Nhan đề tiểu thuyết của Phê-do Đô-xtôi-ép-ki)

Câu 2 trang 98 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra những cách diễn đạt trái với cách diễn đạt thông thường trong các ngữ liệu dưới đây. Những diễn đạt ấy biểu hiện sắc thái trào phúng gì?

a. Ba người của cái gia đình hành khất thì bắt chấy rận cho nhau một cách nên thơ.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b. Thì lúc ấy, trên bờ đầm, quan huyện tư pháp là một, cụ lục sự là hai, cậu lính lệ là ba, cùng trịnh trọng làm việc và cùng trịnh trọng khạc nhổ.

(Nguyễn Công Hoan, Thịt người chết)

c. Đây là bà Phán, một phụ nữ đã thủ tiết với hai đời chồng, một bậc mẹ hiền, có công với làng thể thao.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

d. Ông ta thành kính xơi hai con gà gô, với lại nửa cái đùi cừu băm nhỏ [...]. Để luyện cho linh hồn mình chống đau khổ, trong bữa ăn sáng, ông ta uống liền một hơi bốn cốc rượu vang để bù vào chỗ máu bà bị mất.

(Mô-li-e, Tác-tuýp)

Trả lời:

a. Hành động “bắt chấy rận” thông thường không gây ấn tượng “nên thơ”. Cách diễn đạt này toát lên nụ cười hài hước pha niềm trìu mến ấm áp.

b. Theo lẽ thường, từ “khạc nhổ không dùng với từ “trịnh trọng”, bởi vậy, cùng với nó, cụm từ “trịnh trọng làm việc” cho thấy sự giễu cợt của tác giả trước cung cách giả bộ quan trọng của cả chủ lẫn tớ (quan huyện, lục sự, lính lệ).

c. Từ “thủ tiết” vốn dành cho người phụ nữ goá, suốt đời không tái giá, giữ lòng trung thành với người chồng đã mất, nhưng ở đây lại được kết hợp với cụm từ “với hai đời chồng”; cái danh phong “một bậc mẹ hiền” cũng không liên quan gì đến “công lao ở làng thể thao”. Kiểu “nói kháy” này toát lên sự mỉa mai rõ rệt.

d. Hành động “xơi” (ăn) trong trường hợp này không thể kết hợp với từ “thành kính”; việc “luyện linh hồn” lẽ thường không tương ứng với việc “uống rượu”; việc uống rượu của người này chẳng có liên quan gì đến việc “máu bị mất” của người khác. Cô hầu gái Đô-rin châm biếm sự trái khoáy giữa việc làm và bản chất của kẻ lừa đảo Tác-tuýp.

Câu 3 trang 98 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu thi ca dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

a.

“Ôi bồng bềnh trĩu nặng, ôi hư phù trang nghiêm! Cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ! Lông vũ nặng, khói đen sáng, lửa buốt lạnh, sức lực mòn. Thức trong ngủ, ta không là ta nữa! Ta trong tình yêu, tình yêu không trong ta”.

(Sếch-xpia, Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

b. Một người tù làm ta phá cửa các nhà giam

Một kẻ lưu vong gắn lòng ta vào đất nước

Một trái tim đau chia phần cho ta hạnh phúc

Một tiếng thét căm thù làm ta muốn yêu thương.

(Chế Lan Viên, 60 tuổi một nhà thơ lưu vong nước Thổ)

c. Thể sự đua nhau nói dại không

Biết ai là dại, biết ai khôn.

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

(Tú Xương, Dại khôn)

d. Thời khắc đắm say! Mùa buồn đến!

Phút chia phôi dịu nhẹ mơ màng.

Rừng thu khoác áo tía vàng,

Thiên nhiên tàn úa huy hoàng, yêu sao.

(A.Pu-xkin, Tiểu thuyết thơ Ép-ghê-nhi Ô-nê-ghin)

Trả lời:

a. Ngữ liệu rút từ vở bi kịch Rô mê ô và Giu-li-ét (được Sếch-xpia viết dưới hình thức thơ). Đây là đoạn Rô- mê 6 thổ lộ với một nhân vật khác về tình yêu đơn phương của mình khi không được nàng Rô-da-lin đáp lại. Trong ngữ liệu này có nhiều nghịch ngữ khắc hoạ sự mâu thuẫn của niềm đam mê mà lí trí khá lí giải nổi: “bồng bềnh trĩu nặng”, “hư phù trang nghiêm”, “cõi hỗn mang ngập tràn hình hài hoàn mĩ”, “lông vũ nặng”, “khói đen sáng”, “lửa buốt lạnh”,...

b. Bạn cần tìm những từ ngữ/ hình ảnh đứng cạnh nhau làm thành hai vế đối lập (1) và (2), cho thấy ý nghĩa của nghịch lí hoàn cảnh. Ví dụ:

- Một người tù (1) làm ta phá cửa các nhà giam (2)

- …

c. Trong khổ thơ này, dòng nào cũng có từ dại – khôn, bạn cần xác định đâu là sự kết hợp thông thường của từ ngữ, đâu là biện pháp tu từ nghịch ngữ, cho thấy nghịch lí giữa hình thức bên ngoài với bản chất bên trong, được thể hiện dưới hình thức chơi chữ. Như vậy, biện pháp tu từ nghịch ngữ nằm trong hai dòng thơ cuối:

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

d. Biện pháp tu từ nghịch ngữ nằm trong dòng thơ cuối: “thiên nhiên tàn úa huy hoàng”, như một cảm nhận của nhân vật trữ tình trước cái đẹp và buồn thi vị của thiên nhiên tráng lệ vào khoảnh khắc thu tàn đông sang.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (Kịch - hài kịch) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác