SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 9 Tiếng Việt trang 70, 71

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9 Tiếng Việt trang 70, 71 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Chỉ ra một vài biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập, nghiên cứu và phân tích một ví dụ để làm rõ.

Trả lời:

- Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là quyền của cá nhân hoặc tổ chức đối với những sản phẩm sáng tạo như phát minh, tác phẩm nghệ thuật, và thương hiệu. Quyền này bảo vệ lợi ích của người sáng tạo và thúc đẩy phát triển tri thức, công nghệ.

- Biểu hiện của việc tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT trong học tập và nghiên cứu:

+ Trích dẫn nguồn: Khi sử dụng thông tin hoặc ý tưởng từ các tài liệu khác, cần ghi rõ nguồn.

+ Không sao chép tác phẩm: Không sao chép nguyên văn các tài liệu, bài viết mà không có sự cho phép hoặc không ghi chú rõ ràng.

+ Bảo vệ sản phẩm sáng tạo cá nhân: Tự bảo vệ các công trình, nghiên cứu của mình bằng cách đăng ký bản quyền hoặc công bố chính thức.

- Ví dụ: Trong quá trình làm luận văn, một sinh viên sử dụng tài liệu nghiên cứu từ các nguồn khác. Nếu sinh viên này trích dẫn đầy đủ thông tin về các tác giả và nguồn gốc tài liệu, thì đó là biểu hiện tôn trọng quyền SHTT. Nếu không, việc này có thể bị xem là sao chép và vi phạm quyền SHTT của tác giả.

Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Ở bài tập Từ đọc đến viết trong SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr 101, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn như thế nào? Xác định những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Trả lời:

Ở bài tập Từ đọc đến viết trong SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 101, nhóm biên soạn đã dẫn nguồn đúng quy cách. Những yếu tố trong phần dẫn nguồn đó là: Tên tổ chức soạn thảo tài liệu (Ngân hàng Thế giới), tên tài liệu (Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam), số trang (tr. 37).

Câu 3 trang 71 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tác giả đã chú thích nguồn các phương tiện phi ngôn ngữ như thế nào trong các trường hợp sau?

a. Ví con sông như một ngân hàng cát, chuyên gia lí giải nguồn thu đầu vào là lượng cát lắng đọng hàng nghìn năm dưới đáy sông (trầm tích) và phù sa đổ về từ thượng nguồn (khoảng 15% là cát). Đây gọi là trữ lượng hiện có.

Khoản chi thường xuyên của ngân hàng này, thường rất nhỏ, là lượng cát bị dòng chảy đẩy ra cửa biển, lắng đọng thành các đụn cát dọc bờ, tạo nên “bức tường” chắn sóng ngầm bảo vệ bờ biển và rừng ngập mặn. Phần lớn lượng cát còn lại được con người khai thác để đầu tư phát triển, bởi đây là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho xây dựng.

Khi tài khoản nhà băng này dương hoặc bằng 0, tức thu lớn hơn hoặc bằng chi, ngân hàng đạt trạng thái cân bằng, cho thấy việc khai thác cát bền vững. Ngược lại, lòng sông “rỗng bụng”, tức ngân hàng thiếu sẽ tạo ra nhiều hố sâu gây sạt lở. [...]

Theo chuyên gia, việc đo cát di chuyển dưới lòng sông (gồm bùn cát đáy, cát lợ lửng và phù sa) là “cực kì khổ”, đòi hỏi kĩ thuật rất cao và nguồn lực tài chính lớn, “quá tầm” địa phương. Thế giới có hàng trăm công thức, kinh nghiệm tính toán khác nhau và không có mẫu số chung cho tất cả. Mỗi con sông có cách tính riêng.

Để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tác giả đã chú thích nguồn các phương tiện

Công cụ ngân hàng cát WWF – Việt Nam đang xây dựng nhằm

quản lí tài nguyên bền vững

(Đồ hoạ: WWF, Đăng Hiếu)

Để giải quyết bài toán trên, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) đang phát triển một công cụ quản lí cát tại Đồng bằng sông Cửu Long từ ý tưởng “ngân hàng cát”, lần đầu tiên thử nghiệm trên thế giới.

(Ngọc Tài, Hoàng Nam, Thu Hằng, Trả nợ dòng Mê Kông, https://vnexpress.net/ tra-no-dong-mekong-4641735.html, truy cập ngày 17/8/2023)

b. Trong số này, có hai mang khuôn khắc minh văn (chữ Hán), có một mặt ngoài được mài nhẵn, rìa cạnh khắc chữ. Do mang khuôn không còn nguyên vẹn nên chỉ còn hai chữ, trong đó có một chữ còn rõ là “Thần”, viết là 臣, tạm dịch là “Quan”. Chữ còn lại không rõ nghĩa, có mặt ngoài được mài nhẵn, trên có chữ “Nhân”, viết là “人”, tạm dịch là “Người”.

Để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tác giả đã chú thích nguồn các phương tiện

Trả lời:

a. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích này là đồ hoạ thông tin (infographic). Phương tiện phi ngôn ngữ này được chú thích nguồn như sau:

- Tên đồ hoạ thông tin (infographic): Công cụ ngân hàng cát WWF – Việt Nam đang xây dựng nhằm quản lí tài nguyên bền vững.

- Người thiết kế đồ hoạ: tổ chức WWF và Đăng Hiếu.

b. Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích này là hình ảnh. Phương tiện phi ngôn ngữ này được chú thích nguồn như sau:

- Tên hình ảnh: Hình 4. Mang khuôn khắc chữ Hán khai quật được (hình trái) và bản dập chữ Hán (hình phải).

- Nguồn hình: https://thanhcoloa.vn/suu-tap-khuon-duc-co-loa.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác