SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 2 Tiếng Việt trang 32
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2 Tiếng Việt trang 32 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
Trả lời:
- Mơ hồ về ngữ nghĩa: Câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa do từ ngữ gây nhầm lẫn.
+ Ví dụ: "Anh ấy thích cô ấy hơn tôi."
+ Cách sửa: Làm rõ ý nghĩa, ví dụ: "Anh ấy thích cô ấy hơn là thích tôi" (ý 1) hoặc "Anh ấy thích cô ấy hơn tôi thích cô ấy" (ý 2).
- Mơ hồ về cấu trúc cú pháp: Câu có nhiều cách phân tích ngữ pháp, dẫn đến các ý nghĩa khác nhau.
+ Ví dụ: "Học sinh giỏi toán lý hóa."
+ Cách sửa: Thêm dấu phẩy hoặc từ nối để rõ nghĩa, ví dụ: "Học sinh giỏi toán, lý và hóa" (liệt kê môn) hoặc "Học sinh giỏi toán và lý hóa" (cụm từ).
- Mơ hồ về đại từ: Sử dụng đại từ không rõ đối tượng.
+ Ví dụ: "Lan gặp Mai và cô ấy nói chuyện rất vui."
+ Cách sửa: Đổi đại từ thành tên riêng, ví dụ: "Lan gặp Mai và Lan nói chuyện rất vui" hoặc "Lan gặp Mai và Mai nói chuyện rất vui."
- Mơ hồ do thiếu thông tin bối cảnh: Không đủ ngữ cảnh làm câu khó hiểu.
+ Ví dụ: "Cô ấy đến trước."
+ Cách sửa: Bổ sung bối cảnh, ví dụ: "Cô ấy đến trước tôi trong buổi hẹn" hoặc "Cô ấy đến trước cuộc họp."
- Mơ hồ do sắp xếp từ: Trật tự từ làm cho câu trở nên không rõ ràng.
+ Ví dụ: "Anh ấy lái xe máy cũ."
+ Cách sửa: Điều chỉnh trật tự từ, ví dụ: "Anh ấy lái chiếc xe máy đã cũ" để rõ ràng hơn.
a. Đêm hôm qua cầu gãy.
b. Mẹ nó đi chợ chiều mới về.
c. Cô ấy đã đến Hà Nội chưa? Lẽ ra giờ này cô ấy phải có mặt ở đó rồi chứ
d. Anh cho em biết anh muốn ăn cơm không.
đ. Âm thanh của chiếc máy này nghe được không chị?
Trả lời:
a. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hôm có thể được hiểu là thành phần kết hợp với qua tạo thành từ hôm qua (ngày liền trước ngày hôm nay), hôm cũng có thể được hiểu là thành phần kết hợp với đêm tạo thành từ đêm hôm (Thời gian về đêm, trong quan hệ với hoạt động của con người; trong trường hợp này, “quả là một động từ). → Loại câu mơ hồ về cấu trúc.
Cách sửa: Thêm từ ngữ, điều chỉnh trật tự từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Đêm hôm thế này mà phải đi qua cầu gãy./ Khuya (Tối) hôm qua cầu đã gãy rồi.
b. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, chiều có thể được hiểu thành phần bổ nghĩa cho danh từ chợ (chợ họp buổi chiều); cũng có thể hiểu là thành phần bổ sung ý nghĩa về thời gian cho hành động về. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu.) → Loại câu mơ hồ về cấu trúc.
Cách sửa: Thêm từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Mẹ nó đi chợ chiều đến giờ mới về./ Mẹ nó đi chợ, đến chiều mới về.
c. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ phải (nghĩa vụ bắt buộc/ chắc chắn) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ về từ vựng.
Cách sửa: Thêm/ thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa: Lẽ ra giờ này cô ấy buộc phải có mặt ở đó rồi chứ?/ Lẽ ra giờ này cô ấy chắc chắn có mặt ở đó rồi chứ?
d. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ không (cách hiểu 1: từ không là tính từ (ở trạng thái hoàn toàn không có thêm những gì khác như thường thấy hoặc như đáng lẽ phải có), bổ sung ý nghĩa cho từ cơm; cách hiểu 2: từ không có thể được hiểu là phụ từ, biểu thị ý hỏi “muốn ăn cơm hay không”) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ từ vựng.
Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa: Anh cho em biết anh muốn ăn cơm hay không./ Anh cho em biết anh muốn ăn cơm không, không ăn thêm thịt, thêm rau gì cả.
đ) Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ được (cách hiểu 1: được (hay); cách hiểu 2: được (từ biểu thị điều vừa nói đến là có khả năng thực hiện) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ từ vựng.
Cách sửa: Thêm/ thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa: Âm thanh của chiếc máy này nghe hay không chị?/ Âm thanh của chiếc máy này nghe rõ không chị?
a.
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa!
(Ca dao)
b.
Bà già đi chợ Cầu Đông,
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
(Ca dao)
Trả lời:
a. Từ say sưa trong ngữ liệu này có thể được hiểu theo hai cách:
– Cách hiểu 1: say rượu.
– Cách hiểu 2: chỉ trạng thái bị cuốn hút hoàn toàn vào một việc/ điều hứng thú nào đó, trong trường hợp này là cô bán rượu.
→ Sự mơ hồ từ vựng trong trường hợp này lại là một cách bày tỏ tình cảm rất tinh tế, ý nhị của chàng trai dành cho cô bán rượu, nhờ đó không khiến cô gái tỏ ra ngượng ngùng.
b. Từ lợi trong bài ca dao có thể được hiểu theo những cách:
- Cách hiểu 1: cái có ích mà con người thu được.
- Cách hiểu 2: phần thịt bao giữ xung quanh chân răng.
Hiện tượng đồng âm trên đã tạo ra tiếng cười mỉa mai, châm biếm cho bài ca dao. → Nhận xét: Hai trường hợp trên không phải là lỗi câu mơ hồ mà do người nói cố tình tạo ra những cách diễn đạt đa nghĩa như vậy để đạt được mục đích giao tiếp cụ thể của họ trong từng ngữ cảnh cụ thể.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (Truyện lãng mạn và hiện thực) hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Văn 12 Bài 1: Những sắc điệu thi ca (Thơ cổ điển và lãng mạn)
SBT Văn 12 Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế)
SBT Văn 12 Bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (Kịch - hài kịch)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST