SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 6 Đọc trang 3, 4, 5, 6
Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6 Đọc trang 3, 4, 5, 6 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.
- Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
- Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Yếu tố siêu thực trong thơ trữ tình được hiểu là:
a. Những hình ảnh kì lạ, quái dị được miêu tả trong thơ trữ tình, gợi nhớ đến sự kì ảo trong truyện thần thoại, cổ tích.
b. Những hình ảnh cụ thể, trực quan, nhưng đại diện cho những khái niệm trừu tượng, có ý nghĩa triết lí sâu xa.
c. Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.
d. Cả ba ý trên.
Trả lời:
Chọn đáp án: c. Những kết hợp từ ngữ kì lạ, những hình ảnh xa nhau và khó liên kết với nhau, gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, những ẩn ức sâu trong vô thức.
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sự khác biệt giữa hình tượng và biểu tượng là ở:
a. Mức độ sáng tạo
b. Mức độ khái quát
c. Mức độ sinh động
d. Mức độ trực quan
Trả lời:
Chọn đáp án: b. Mức độ khái quát
|
Yếu tố tượng trưng |
Yếu tố siêu thực |
Biểu hiện |
|
|
Mục đích |
|
|
Trả lời:
|
Yếu tố tượng trưng |
Yếu tố siêu thực |
Biểu hiện |
Những chi tiết, hình ảnh gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí. - Đề cao nhạc tính của thơ. - Thể hiện sự tương giao giữa các giác quan. |
Sự kết hợp giữa những từ ngữ, hình ảnh rất xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau, phá vỡ trật tự thông thưởng của tư duy lí tính. |
Mục đích |
Gợi mở suy ngẫm về bản chất sâu xa của con người và thế giới. |
Gợi nhắc sự bí ẩn, phi logic của những giấc mơ, ẩn ức sáu trong vô thức. |
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Điền vào bảng sau những điểm đáng chú ý trong ba văn bản đã học:
|
Tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Hình ảnh |
Nhạc điệu |
Đây thôn Vĩ Dạ |
|
|
|
Đàn ghi ta của Lor-ca |
|
|
|
Tự do |
|
|
|
Trả lời:
|
Tâm trạng của chủ thể trữ tình |
Hình ảnh |
Nhạc điệu |
Đây thôn Vĩ Dạ |
Tâm trạng, cảm xúc chuyển biến phức tạp từ rạo rực, mong chờ đến thấp thỏm, lo âu và cuối cùng là đau đớn, tuyệt vọng. |
Từ ánh nắng, vườn cây tươi mới, tinh khôi, trong trẻo, đến cảnh sông nước li biệt, cô độc, lẻ loi, và cuối cùng là những bóng hình xa cách, mờ nhoè, hư ảo. |
Thơ thất ngôn chia khổ kiểu cổ điển, âm điệu đăng đối, đều đặn, một số câu chia vế tách biệt rõ ràng, nhấn mạnh sự chia cắt. |
Đàn ghi ta của Lor-ca |
Kinh hoàng, xúc động và cảm phục trước hành trình tranh đấu và hành trình nghệ thuật đầy say mê và cô độc của nhà thơ Lor-ca. |
Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về cuộc đời Lor-ca: mong manh (bọt nước), rực rỡ (áo choàng đỏ gắt), đam mê (vầng trăng chếnh choáng), lang thang vô định (yên ngựa mỏi mòn). - Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về cái chết bi thảm của Lor-ca (áo choàng bê bết đỏ, bọt nước vỡ tan,...). - Tiếng đàn được liên kết với những hình ảnh gợi nhớ về nỗi đau và di sản mà Lor-ca để lại (tiếng ghi-ta nâu, cỏ mọc hoang, giọt nước mắt,...). |
Thơ tự do với những câu ngắn (3 – 4 – 5 chữ), mô phỏng nhạc điệu phóng khoáng của điệu Phla-men-cô Tây Ban Nha. Đoạn cuối 5 chữ, diễn tả sự chậm rãi trầm lắng của cuộc đời sau khi Lor-ca ra đi.
|
Tự do |
Say mê, miệt mài tìm kiếm tự do trên tất cả những con đường, những biến cố cuộc đời mình trải qua. |
Những hình ảnh gợi nhớ về tất cả những giai đoạn, biến cố, vui buồn của đời người và lịch sử dân tộc (thời thơ ấu, trường học, chiến tranh, năm tháng, sông núi, cái chết, hồi sinh,...). |
Thơ tự do với những câu ngắn, phóng khoáng, mạnh mẽ. |
Trả lời:
Sự thể hiện của yếu tố siêu thực trong bức tranh Sự ám ảnh của kí ức. (văn bản San-va-đo Đa-li và “Sự ám ảnh của kí ức”) và trong ba văn bản thơ:
• Điểm giống nhau: Sự liên kết những hình ảnh vốn dĩ cách xa nhau để tạo những liên tưởng bất ngờ, đột ngột:
- Sự ám ảnh của kí ức: bờ biển – sinh vật kì lạ - hàng mi khép (liên tưởng đến giấc mơ về quê hương); ba chiếc đồng hồ – sự tan chảy (liên tưởng đến sự phi lí của thời gian trong mơ); cây khô – chiếc bàn – mặt đồng hồ – đàn kiến (liên tưởng đến sự phân rã và cái chết);...
- Đây thôn Vĩ Dạ: nắng sớm, mặt chữ điền, lá trúc – gió mây chia lìa, dòng nước, hoa bắp, thuyền, trăng – khách đường xa, áo trắng, sương khói (liên tưởng đến sự tan vỡ của cái đẹp và tình yêu).
- Đàn ghi ta của Lor-ca: tiếng đàn – bọt nước, tiếng đàn – máu chảy; tiếng đàn – chôn cất; giọt nước mắt – vầng trăng; đường chỉ tay – đứt (liên tưởng đến cái chết đột ngột và kinh hoàng); bầu trời – cô gái, tiếng đàn – lá xanh (liên tưởng đến sự vĩnh hằng của tình yêu và nghệ thuật).
- Tự do: tự do – trang vở học sinh – bàn học – cây xanh – trang sách;... (liên tưởng đến sự tồn tại vĩnh hằng của tự do).
• Điểm khác nhau:
- Sự ám ảnh của kí ức: nỗi sợ hãi đầy ám ảnh trước cái chết, sự huỷ diệt.
- Đây thôn Vĩ Dạ: nỗi ám ảnh day dứt về sự chia lìa đối với cuộc đời đẹp đẽ và người mình yêu thương.
- Đàn ghi ta của Lor-ca: nỗi ám ảnh day dứt về cuộc đời Lor-ca với những khát vọng không thành, về sự mong manh của cái đẹp và nghệ thuật.
- Tự do: khát vọng tự do và niềm tin vào sự bất diệt, vĩnh cửu của tự do.
B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu
Đọc văn bản Cây đàn ghi ta và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
CÂY ĐÀN GHI TA
Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (Federico García Lorca)
Ghi ta
bần bật khóc.
Buổi sáng
vỡ bình yên. [1]
Ghi ta
bần bật khóc.
Không thể nào
dập tắt,
không thể nào
bắt im.
Ghi ta bần bật khóc
như nước chảy theo mương,
như gió trườn trên tuyết. [2]
Không thể nào
dập tắt!
Ghi ta khóc
không ngừng
những chuyện đời xa lắc,
như mũi tên vô đích,
như hoàng hôn thiếu vắng ban mai,
như hạt cát miền Nam bỏng rát,
xót xa than lạnh giá sắc sơn trà,
Như chú chim đầu tiên gục chết
trên cành.
Ôi ghi ta
nạn nhân khốn khổ đáng thương
Của bàn tay – bộ dao năm lưỡi. [3]
Hồng Thanh Quang dịch (In trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3, 1996, tr. 129)
[1] Tưởng tượng
Bạn hình dung như thế nào về tiếng ghi ta “bần bật khóc” và buổi sáng “vỡ bình yên”?
[2] Suy luận
Tiếng “ghi ta khóc”, tiếng “nước chảy theo mương” và “gió trườn trên tuyết” có điểm gì giống nhau?
[3] Suy luận
Hình ảnh so sánh “bàn tay – bộ dao năm lưỡi” gợi cho bạn cảm xúc gì?
Trả lời:
Những biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả tiếng đàn ghi ta và tác dụng:
– Nhân hoá: Ghi ta bần bật khóc.
→ Tác dụng: Tiếng đàn ghi ta có linh hồn, có nỗi đau riêng.
– So sánh: như nước chảy theo mương/ như gió trườn trên tuyết; như mũi tên vô đích/ như hoàng hôn thiếu vắng ban mai/ như hạt cát miền Nam bỏng rát/ xót xa than lạnh giá sắc sơn trà/ Như chú chim đầu tiên gục chết/ trên cành; nạn nhân khốn khổ đáng thương của bàn tay bộ dao năm lưỡi.
→ Tác dụng: Đặc tả sự mượt mà, trau chuốt nhưng đau đớn của tiếng đàn. Rất nhiều hình ảnh liên quan đến quê hương Lor-ca, vùng đất miền Nam Tây Ban Nha, đã được sử dụng liên tiếp, nhằm xoá mờ ranh giới giữa tiếng đàn và ngoại cảnh, biến tiếng đàn thành một phần của thế giới, đặc biệt là của vùng đất quê hương Lor-ca.
Hình ảnh |
Hình dung của bạn về tiếng đàn |
nước chảy theo mương |
trong trẻo, réo rắt |
gió trườn trên tuyết |
… |
… |
… |
Trả lời:
Hình ảnh |
Hình dung của bạn về tiếng đàn |
nước chảy theo mương |
trong trẻo, réo rắt |
gió trườn trên tuyết |
lạnh lẽo |
mũi tên vô địch |
âu lo, mất phương hướng |
hoàng hôn thiếu vắng ban mai |
tối tăm, mất mát, tuyệt vọng |
hạt cát miền Nam bỏng rát, xót xa than lạnh giá sắc sơn trà |
từ hiện tại tan hoang, thương nhớ cái đẹp đã mất |
chú chim đầu tiên chết gục trên cành |
đau đớn, xót xa |
nạn nhân khốn khổ đáng thương của bàn tay – bộ dao năm lưỡi |
bạo liệt, dữ dội |
Trả lời:
Những hình ảnh, chi tiết vốn dĩ rất xa nhau nhưng được kết hợp để tạo ra những liên tưởng lạ, mới mẻ:
– Buổi sáng – vỡ – bình yên: Liên tưởng đến buổi sáng trong trẻo, bình yên như chiếc bình thuỷ tinh, bỗng nhiên bị tiếng đàn làm vỡ tan.
– Mũi tên - vô đích: Tiếng đàn ghi ta như mũi tên bắn đi mà không có đích đến, gợi tả sự lo âu, tuyệt vọng.
– Hoàng hôn – thiếu vắng ban mai; hạt cát miền Nam bỏng rát – xót xa than lạnh giá sắc sơn trà: Tiếng đàn ghi ta như buổi hoàng hôn vĩnh cửu, không còn hi vọng vào ban mai sẽ đến sau buổi hoàng hôn, như sự khô nóng, héo tàn của cát, không còn sự sống của hoa sơn trà. Những hình ảnh nối tiếp nhau nhấn mạnh sự mất mát của hi vọng, niềm tin khi nghệ sĩ đối mặt với hiện thực phũ phàng.
Trả lời:
Tiếng đàn ghi ta thể hiện tiếng lòng đau đớn, khắc khoải của tâm hồn nghệ sĩ trước đời sống hiện thực. Có thể coi đây là một biểu tượng vì từ một hình ảnh cụ thể (tiếng đàn) gợi lên những tư tưởng, triết lí trừu tượng vé khả năng đồng cảm sâu xa của người nghệ sĩ với những nỗi đau của nhân thế: cũng như tiếng đàn chỉ bật ra khi chịu đựng “năm lưỡi dao” của bàn tay, khả năng đóng cảm khiến trái tim của người nghệ sĩ luôn rỉ máu, nhưng cũng mang đến sự sáng tạo vô tận.
Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu chủ đề và thông điệp của bài thơ.
Trả lời:
- Chủ đề: Bài thơ nói về những cung bậc cảm xúc mà nghệ thuật mang đến cho con người.
- Thông điệp: Nghệ sĩ phải trải qua những nỗi đau, những đam mê, tuyệt vọng vô tận thì mới có thể đạt đến nghệ thuật đích thực.
Trả lời:
Thể loại thơ tự do với những câu ngắn, mô phỏng sự mạnh mẽ, rộn ràng và đầy ngẫu hứng của giai điệu Phla-men-có Tây Ban Nha.
|
Chi tiết miêu tả tiếng đàn |
Hình ảnh người nghệ sĩ |
Nhạc điệu |
Cảm hứng và tư tưởng |
Cây đàn ghi ta (Lor-ca) |
|
|
|
|
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) |
|
|
|
|
Trả lời:
|
Chi tiết miêu tả tiếng đàn |
Hình ảnh người nghệ sĩ |
Nhạc điệu |
Cảm hứng và tư tưởng |
Cây đàn ghi ta (Lor-ca) |
Nước, gió, mũi tên νô đích, hoàng hôn thiếu ban mai, chú chim đầu tiên chết trên cành,... → nhấn mạnh sự đau thương và tuyệt vọng. |
Khóc không ngừng những chuyện đời xa lắc, nạn nhân khốn khổ đáng thương,... → tâm hồn nhạy cảm, dễ đồng cảm và rung động trước những đau thương của cuộc đời. |
Thơ tự do, câu ngắn, nhịp phóng khoáng, ngẫu hứng. |
Tiếng đàn ghi ta cất lên từ những nỗi đau vô tận trong lòng người nghệ sĩ → sức đồng cảm của nghệ sĩ và sự lay động của nghệ thuật. |
Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) |
- Bọt nước vỡ, máu chảy,... → mong manh, tan nát. - Cỏ mọc hoang → sức sống mạnh mẽ. |
- Áo choàng đỏ gắt, hát nghêu ngao,... → khát vọng đấu tranh và cách tân nghệ thuật. - Lang thang về miền đơn độc, áo choàng bê bết đỏ → cuộc sống cô đơn và cái chết bi thảm. - Đường chỉ tay đã đứt, Lor-ca bơi sang ngang, ném lá bùa vào xoáy nước, ném trái tim vào lặng yên,...→ sự trường tồn của nghệ thuật. |
Cái chết bi thảm của Lor-ca và sự trường tồn của thơ ông → giá trị vĩnh hằng của nghệ thuật vượt lên trên sự bạo tàn.
|
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ) hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT Văn 12 Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
SBT Văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
SBT Văn 12 Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST