Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già
Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
– An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì nó gợi lại những kỉ niệm và ấn tượng trong quá khứ của anh. Cây sôi này đã từng đồng. cảm và chia sẻ nỗi niềm buồn chán, bi quan về cuộc sống của An-đrây. Vì thế, trên đường trở lại nhà, anh muốn tìm lại cây sồi già để xem nó đã thay đổi như thế nào.
- Trong đoạn trích, các chi tiết miêu tả sự thay đổi của cây sồi già cho thấy cây sồi đã trải qua một quá trình thay đổi đột biến. Trước đây, cây sồi cằn cỗi, thân cành co quắp, nhiều vết sứt sẹo. Nhưng nay, cây sồi đã mọc những đám lá non xanh tươi từ lớp vỏ cứng già sần sùi. Cây đã toả rộng một vòm lá xanh tốt thẫm màu, đung đưa trong ánh nắng chiều. Những vết sứt sẹo và vẻ buồn rầu đã biến mất, cây sồi đã trở nên tươi mới và sống động hơn.
- Cây sồi trong đoạn trích có thể tượng trưng cho sự hồi sinh trong tâm hồn của An-đrây. Nó biểu hiện cho niềm hi vọng, sức sống mạnh mẽ và niềm tin vào khả năng tạo ra một cuộc sống mới của An-đrây. Cây sồi là biểu tượng cho sự hồi sinh và sự đổi thay tích cực. Nó gợi lên trong anh những ý nghĩ tích cực, lạc quan về tương lai.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Đêm trăng và cây sổi hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định nội dung của đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.
- Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Truyện diễn ra trong không gian nào? Nêu nhận xét của em về cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích.
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.
- Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.
- Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Đọc đoạn văn sau đây trích từ văn bản Đêm trăng và cây sồi của Lép Tôn-xtôi: “Phải làm thế nào cho mọi người cùng đều biết cơ: cả Pi-e, cả người con gái đêm nào muốn bay lên trời; phải làm sao cho mọi người đều biết rõ ta, sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải chỉ vì mình ta, sao cho họ đừng sống cách biệt với cuộc sống của ta như vậy, sao cho cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta!”. Nêu suy nghĩ của em về nội dung của đoạn văn trên.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều