Xác định vấn đề trọng tâm (luận đề) của văn bản. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong văn bản như thế nào?
Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Xác định vấn đề trọng tâm (luận đề) của văn bản. Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề ấy trong văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Luận đề của bài viết được nêu lên ngay trong nhan đề văn bản: tác dụng to lớn và sâu sắc của văn học với việc xây dựng nhân cách văn hóa con người.
- Luận đề ấy được làm rõ bằng các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng chủ yếu nằm ở phần (2) và (3). Phần (1) tác giả nêu lên nguy cơ văn hóa đọc đang bị xói mòn bởi văn hóa nghe nhìn. Đó thực ra cũng là một luận điểm để làm rõ cho ý tưởng: nếu không chấn hưng văn hoá đọc thì sẽ có nguy cơ mất đi một công cụ quan trọng trong việc phát triển nhân cách văn hoá con người.
Luận điểm 2: Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được chính mình
Luận điểm ấy được làm rõ qua lí lẽ và bằng chứng như:
+ Đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu.
+ Văn học giúp cho con người tự biết mình, cả những mặt yếu lẫn mặt mạnh, những tiềm lực lớn lao ta không ngờ đến.
+ Để trưởng thành, con người cần tham gia hoạt động thực tiễn, song song với quá trình tham gia thực tiễn thì ở bên trong chủ thể thường diễn ra một cuộc hành trinh tinh thần khá phức tạp. Chính những cuộc hành trình bên trong này mới có ý nghĩa quyết định đối với sự cải tạo bản thân con người.
+ Văn học và nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng: quản lí sự cải hoá, sự hình thành nhân cách bên trong con người, ở mỗi con người.
Luận điểm 3: Trong sáng tác nghệ thuật, cùng với sự khẳng định sự thật, nhất thiết phải có những phát hiện nghệ thuật.
+ Trước hết, đó là sự phát hiện những điều bí ẩn và huyền diệu trong tâm hồn con người.
+ Trong văn học nghệ thuật – có thể tìm thấy ở đây một sự khác biệt với báo chí còn quan trọng hơn sự công bố sự thật là việc giáo dục năng lực cảm nhận sự thật.
+ Văn học giáo dục năng lực cảm nhận những nỗi đau nhân tình, sự giáo dục năng lực cảm nhận cái đẹp.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người hay khác:
- Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Theo em, có thể bỏ đi từ “chiều sâu” và “văn hoá” trong nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người được không? Vì sao?
- Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Vì sao trong phân (1) của văn bản, tác giả nêu lên hiện tượng “bành trướng” của truyền hình?
- Câu 4 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản.
- Câu 5 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người?
- Câu 6 trang 50 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong văn bản, Hoàng Ngọc Hiến viết: “Khoa học khai hoá nhận thức về tự nhiên, về xã hội và con người nói chung. Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu.”. Em hiểu tác giả muốn khẳng định điều gì qua đoạn văn này? Em có tán thành với ý kiến ấy không? Vì sao?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều