Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2
Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 2, SGK) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!... Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu, mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Trả lời:
a) Phải viết thôi! Viết để quên đi, viết để nhớ lại. [...] Cần phải viết về những người thân yêu cũng như về những con người xa lạ hằng ngày nườm nượp qua đường vô tình trở thành những chứng nhân của cuộc đời nhau. (Bảo Ninh)
Các nghịch ngữ quên đi – nhớ lại, thân yêu – xa lạ biểu đạt giá trị to lớn của công việc viết lách. Viết lách là cách để có thể sống đủ đầy những trải nghiệm quý giá của cuộc đời.
b) Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy. (Nguyễn Khải)
Các nghịch ngữ sự sống – cái chết; hạnh phúc – hi sinh, gian khổ biểu đạt những suy tư, chiêm nghiệm của nhà văn về những giá trị của nghịch cảnh, thử thách.
c) Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống! Nghĩ thế thì thấy nghẹn ngào, thấy uất ức vô cùng! Không! Y sẽ không chịu về quê. Y sẽ đi bất cứ đâu. mặc rủi may, sống bất cứ thế nào và chết thế nào cũng được. Chết là thường. Chết ngay trong lúc sống mới thật là nhục nhã. (Nam Cao)
Các nghịch ngữ chết mà chưa sống – chết ngay trong lúc sống biểu đạt quan niệm của nhân vật về cuộc sống, cách sống và lẽ sống. Một người sống không có mục đích, không có lí tưởng chính là đã chết về tinh thần.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài tập tiếng Việt trang 9, 10, 11 hay khác:
- Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm biện pháp nghịch ngữ được Vũ Trọng Phụng sử dụng trong các ngữ liệu sau (trích từ tiểu thuyết Số đỏ):
- Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:
- Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sử dụng nghịch ngữ để đặt tiêu đề cho ngữ liệu sau:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều