SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 20
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 5 trang 20 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Bài tập 5 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” đến hết và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Các câu thơ “Chết ba năm...song song”: thể hiện sự quyết liệt rắn rỏi của nhân vật trữ tình trong việc khẳng định tình yêu đồng điệu, sống chết có nhau của 2 người.
- Các câu thơ “Hỡi gốc dưa yêu” đến hết: thể hiện cung bậc tha thiết, mãnh liệt, trìu mến đầy yêu thương của nhân vật trữ tình, khẳng định lại sự bền chặt đến trọn đời trọn kiếp, không gì lay chuyển được.
Trả lời:
- Việc chàng trai nhắc nhiều đến từ chết”, tình huống “chết” không phải để thể hiện sự bi lụy, bế tắc khi không thể đến với người yêu. Ngược lại, chính việc nhắc đi nhắc lại từ “chết” đã khẳng định sức sống mãnh liệt, tình yêu chân thành sẽ sống mãi của tình yêu. Nó không những phá vỡ giới hạn của không gian hay thời gian mà còn vượt qua cả bờ cõi sinh tử. Điệp từ “Chết thành…” cho thấy khát vọng chung thủy đến cùng. Hóa thành sông, họ sẽ là dòng nước mát. Hóa thành đất, đất sẽ nuôi lớn dây trầu xanh. Hóa thành phận bèo trôi nổi, bèo vẫn ở chung một vùng. Và hóa thành muôi, muôi cũng múc chung một bát.
Trả lời:
- Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái, truyện dân gian về chàng Lú và nàng Ủa có một vị trí đặc biệt. Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính trong đó đã trở thành biểu tượng của tình yêu son sắt.
- Tiễn dặn người yêu thấm đẫm văn hoá của đồng bào dân tộc Thái. Ở đó, mỗi chi tiết đều có thể phản ánh được một nét nào đó trong đời sống tinh thần của cộng đồng đã sáng tạo nên truyện thơ này.
Trả lời:
Thông thường, để tránh cách diễn tả đơn điệu, trong thơ cũng như trong nhạc, người ta cần sử dụng “biến tấu”. Đó là về phía tác giả truyện thơ. Còn về phía chàng trai – nhân vật trong câu chuyện việc đột ngột chuyển đối tượng tâm tình thể hiện tâm lí muốn nỗi niềm của mình được tất cả những đối tượng tồn tại xung quanh chia sẻ, đồng cảm. Trong cái nhìn của chàng trai, gốc dưa cũng đã trở thành người bạn có cùng cảnh ngộ.
=> Tác giả dân gian đã diễn tả tâm trạng, cảm xúc của chàng trai một cách rất tinh tế.
Trả lời:
- Trong đoạn thơ, yếu tố tự sự đậm nét hơn vì đoạn thơ nằm trong bài Tiễn dặn người yêu - đây là bài truyện thơ điển hình với cốt truyện rõ ràng, có các nhân vật, chi tiết cụ thể, sinh động gắn với cuộc sống thường nhật. Yếu tố tự sự cũng được khai thác rõ (trực tiếp nói về câu chuyện “Lời nguyện ước sắt son trước ngày người yêu đi lấy chồng”; sử dụng nhiều chi tiết xây dựng bối cảnh không gian, thời gian cho truyện; các hoạt động được miêu tả rõ nét...)
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình hay khác:
Bài tập 6 trang 21 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: ...
Bài tập 7 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi: ...
Bài tập 8 trang 22, 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: ...
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT