SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 15

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 2 trang 15 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Bài tập 2 trang 15 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Tôi có một ước mơ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 79 – 83) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, những thông tin nào về bối cảnh ra đời của văn bản Tôi có một ước mơ được nêu trong SGK cần đặc biệt chú ý?

Trả lời:

Tôi có một ước mơ là nhan đề bài diễn văn nổi tiếng của Mác-tín Lu-thơ Kinh được ông phát biểu trên bậc thềm của đài tưởng niệm Tổng thống Abraham Lin-côn (Abraham Lincoln) trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân diễn ra vào ngày 28/8/1963. Những lời lẽ lay động của bài diễn văn đã góp phần gây áp lực, buộc Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964 dưới thời Tổng thống Lin-đơn Bai-nơ Giôn-xơn (Lyndon Baines Johnson), quy định cấm phân biệt chủng tộc trên khắp nước Mỹ.

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản, tác giả đã dẫn ra các văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là những văn kiện nào? Việc dẫn ra những văn kiện đó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện quan điểm của tác giả?

Trả lời:

- Trong văn bản, tác giả đã dẫn ra hai văn kiện lịch sử nổi tiếng của nước Mỹ, đó là bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ do Tổng thống A-bra-ham Lin-côn ban hành năm 1863 và bản Tuyên ngôn Độc lập được Quốc hội Mỹ ban hành năm 1776.

- Việc dẫn ra các văn kiện lịch sử này thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với những di sản của thế hệ đi trước, đồng thời lấy đó làm điểm tựa để khẳng định quan điểm đấu tranh của mình chính là tiếp nối và hiện thực hoá tính đúng đắn của những văn kiện đó.

Câu 3 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích những bằng chứng được tác giả nêu ra khi nói về hiện thực cuộc sống của những người da đen.

Trả lời:

Các bằng chứng được tác giả đưa ra là những chứng cứ thực tế vừa cụ thể vừa khái quát về cuộc sống của những người da đen: “vẫn bị trói trong gông cùm xiềng xích của sự phân biệt chủng tộc”; “vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói”; “vẫn gầy mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ”,...

=> Những bằng chứng này cho thấy bức tranh khá toàn diện về cuộc sống và thân phận của những người da đen, họ phải chịu sự nghèo đói về vật chất và sự khinh rẻ, miệt thị về địa vị. Đây là lời tố cáo đanh thép của tác giả về sự phân biệt chủng tộc, màu da đang diễn ra trên đất Mỹ.

Câu 4 trang 15 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài diễn văn Tôi có một ước mơ có sức lay động lớn đối với người nghe, người đọc. Yếu tố nổi bật nào trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động ấy?

Trả lời:

Yếu tố nổi bật trong cách biểu đạt niềm tin và ước mơ của tác giả làm nên sức lay động:

- Giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết nhưng luận điểm đanh thép, hào hùng với những dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

- BPTT:

+ Điệp ngữ, lặp cấu trúc câu: “Một trăm năm sau”; “Đây là”; “Chúng ta”; “Có những người”; “Tôi mơ”;...

+ Ẩn dụ: “một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống cô đơn trên hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương mênh mông thịnh vượng về vật chất”; “Mùa hè ngột ngạt của người da đen với sự bất mãn chính đáng sẽ không đi qua cho đến khi có làn gió thu của tự do và bình đẳng mát mẻ thổi đến”; “Đừng tìm cách thỏa mãn cơn khát tự do bằng những chén hận thù và cay đắng”...

=> Các BPTT được sử dụng thành công đã tạo nên giọng điệu hùng hồn, tha thiết, chứa đựng những tư tưởng lớn vừa có cảm xúc mãnh liệt, tạo nên tính hàm súc và sức gợi mở lớn cho văn bản.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài hùng biện mang đến nhiều thông điệp có ý nghĩa. Bạn có thể rút ra thông điệp gì cho bản thân?

Trả lời:

Thông điệp được rút ra:

+ Thái độ đấu tranh kiên quyết nhưng với quan điểm ôn hoà, bất bạo động

+ Tiếng nói đòi công lí cho người da đen nhưng hướng tới một nước Mỹ bình đẳng và hùng cường một văn kiện chính trị nhưng thấm đảm cảm xúc và những hình ảnh giàu sức gợi...

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác