SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 11.

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Căn cứ vào phần tóm tắt và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, hãy cho biết có những mâu thuẫn nào trong tác phẩm? Mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chính trong đoạn trích?

Trả lời:

- Những mâu thuẫn trong tác phẩm:

+ Mâu thuẫn giữa tài năng, khát vọng của Vũ Như Tô với toàn bộ tồn tại xã hội (không cho phép tài năng và khát vọng đó được nảy nở, được thực hiện).

+ Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và Lê Tương Dực. Vũ Như Tô muốn xây Cửu Trùng Đài để tỏ tài năng, để tôn vinh vị thế của dân tộc. Điều này hoàn toàn trái ngược với mục tiêu hưởng lạc của Lê Tương Dực.

+ Mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với những người thợ và rộng hơn là với nhân dân: tuy yêu quý trân trọng những người thợ nhưng vì để thi công Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô phải trở nên lạnh lùng, phải cho chém những người bỏ trốn. Việc xây dựng Cửu Trùng Đài tốn kém cũng làm tăng gánh nặng sưu thuế cho nhân dân, khiến họ oán hận Vũ Như Tô chẳng kém gì oán hận Lê Tương Dực.

+ Sự xung đột nội bộ của giai cấp thống trị giữa một bên là Lê Tương Dực và một bên là quận công Trịnh Duy Sản. Mâu thuẫn này cũng đồng thời làm xuất hiện mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với phe cánh khởi loạn của Trịnh Duy Sản. Vũ Như Tô bị kết án không phải chỉ bởi nhân dân mà còn bởi chính phe đối lập với Lê Tương Dực.

+ Đoạn kết là sự kết hợp cả hai mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô với nhân dân và phe khởi loạn.

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

Trả lời:

Ở kịch bản văn học, các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng đối với việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật. Nên chú ý đến vai trò của các chỉ dẫn sân khấu ở những đoạn cao trào của vở kịch hoặc những đoạn khắc hoạ xung đột, những đoạn khắc hoạ nội tâm của nhân vật.

Ví dụ trong đoạn kịch sau:

 “VŨ NHƯ TÔ (nhìn ra, rú lên) — Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ối đảng ác! Ối muôn phân căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! (có tiếng hộ vui vẻ: “Cửu Trùng Đài đã cháy!”)”.

Các chỉ dẫn sân khấu về lời của Vũ Như Tô (rú lên): khắc hoạ sự đau đớn cùng cực của nhân vật là hoàn toàn đối lập với tiếng hô vui vẻ của những người đốt phá Cửu Trùng Đài. Từ đó, cho thấy xung đột giữa người nghệ sĩ với đám đông khởi loạn (bởi đói khổ, bởi việc theo đuổi một công việc mà họ thấy hoàn toàn xa lạ với cuộc sống nhục nhằn của mình). Lời chỉ dẫn ở đây tạo ra những bè điệu đối nghịch, từ đó góp phần tạo ra kịch tính cho cao trào của vở kịch.

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Trả lời:

Về cơ bản tâm trạng của Vũ Như Tô được thể hiện qua bốn chặng:

Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, em hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?

Có thể thấy diễn biến tâm trạng trên tiếp tục khắc sâu vẻ đẹp của tài năng và khát vọng phi thường của Vũ Như Tô: dù trong cảnh ngộ nào cũng không thay đổi, không màng sống chết nhưng cũng cho thấy bi kịch của nhân vật: sự lạc lối của Vũ Như Tô trong khát vọng sáng tạo của mình (hầu như đánh mất mọi cảm nhân về hiện thực để chỉ sống chết với Cửu Trùng Đài, chỉ tìm cách thực hiện Cửu Trùng Đài tử quyền lực). Đây cũng chính là điểm nhấn làm nên tính bi kịch của đoạn trích này.

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong lời đề tựa cho vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết: “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?”. Suy nghĩ của em về hành động đốt phá Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô của phe khởi loạn trong tác phẩm?

Trả lời:

Suy nghĩ của Nguyễn Huy Tưởng “Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết!” có lẽ chính là suy nghĩ về mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân, giữa khát vọng sáng tạo vẻ đẹp siêu việt, vĩnh cửu, bất tử cho muôn đời với những lợi ích thiết thực, ngay trong hiện tại. Cả hai bên đều đúng và cả hai bên đều sai vì đều mù quáng, chỉ nhìn thấy lợi ích của riêng mình và khiến mâu thuẫn trở nên xung đột trong bạo lực và huỷ diệt. Đó là sự băn khoăn và cũng là sự tiếc thương cho cả nhân dân và Vũ Như Tô.

Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích vai trò của nhân vật Đan Thiềm trong vở kịch Vũ Như Tô và đoạn trích?

Trả lời:

Đan Thiềm là nhân vật bổ trợ nhằm tôn vinh vẻ đẹp của nhân vật trung tâm Vũ Như Tô nhưng bên cạnh đó nhân vật này cũng có những giá trị độc lập.

Trong tác phẩm, chỉ có duy nhất Đan Thiềm là người không chỉ nhận thấy (điều này Lê Tương Dực cũng có được) mà còn trân trọng không chỉ tài năng khát vọng sáng tạo của Vũ Như Tô. Người phụ nữ này đã giúp Vũ Như Tô tìm thấy con đường để thực thi khát vọng và tài năng của mình khi khuyên Vũ Như Tô lợi dụng quyền lực của Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài.

Với nhân vật Đan Thiềm, Nguyễn Huy Tưởng đã bày tỏ niềm tiếc thương cũng như trân trọng sâu sắc trước tài năng cũng như số phận của nhân vật. Đồng thời qua nhân vật này ông cũng làm sâu sắc thêm quan điểm nghệ thuật của mình, nghệ thuật phải gắn với cuộc sống mới có thể tồn tại lâu bền.

Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo em, có thể nói tới những chủ đề nào trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Trả lời:

Các chủ đề có thể nhận thấy trong văn bản kịch:

- Chủ đề về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và uy quyền; giữa nghệ thuật và quyền lực (Vũ Như Tô với Lê Tương Dực).

- Chủ đề về sứ mệnh của nghệ thuật: tô điểm cho đất nước hay phụng sự quyền lợi của nhân dân; phụng sự cho cường quyền hay nhân dân.

- Chủ đề về sự cảm thông, liên tài giữa những người có tâm hồn nghệ sĩ, có khát vọng cao đẹp (Đan Thiềm và Vũ Như Tô).

- Chủ đề về cái nhất thời và cái vĩnh cửu.

- Chủ đề về sức mạnh của nhân dân (tích cực và tiêu cực).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 8: Bi kịch hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác