SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập tiếng Việt trang 11, 12, 13 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 1, SGK) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong cả ba đoạn trích dưới đây (trích từ truyện thơ dân gian Tiễn dặn người yêu)? Phân tích tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ ấy,

a)

Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi

b)

Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

Đừng bỏ em giữa dòng sóng thác trào dâng!

c)

Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già.

Trả lời:

a) Biện pháp tu từ được sử dụng là nhân hoá (chim chích ... gọi anh...; chim nhạn ... nhủ anh...), lặp cấu trúc (anh quay lại; anh quay đi). Việc sử dụng phép nhân hoá và lặp cấu trúc làm cho câu thơ tăng thêm tính biểu cảm và giàu tính hình tượng khi miêu tả nhân vật trữ tình.

b) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Đừng bỏ X giữa Y”. Cách lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm, thể hiện tình cảm tha thiết của người yêu.

c) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là lặp cấu trúc. Mô hình câu được lặp lại là “Không lấy được nhau mùa X, ta sẽ lấy nhau khi Y”. Cách lặp lại này vừa có tác dụng nhấn mạnh, biểu cảm vừa thể hiện tình cảm tha thiết, thề hẹn của người yêu.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: (Bài tập 2, SGK) Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

a)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

(Nguyễn Đinh Thi)

b) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.

(Vũ Bằng)

c)

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm.

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

 (Trương Quốc Khánh)

d) Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài.

 (Nguyễn Huy Tưởng)

Trả lời:

a) Cấu trúc cú pháp lặp lại trong khổ thơ này là: “Đây X là của chúng ta”; “Những + danh từ + động / tỉnh từ”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và thái độ yêu quê hương đất nước tươi đẹp của tác giả.

b) Cấu trúc củ pháp được lập lại trong đoạn văn này là “mùa xuân của X" (mùa xuân của tôi; mùa xuân của Hà Nội), “có + X” (có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”...). Cách lập lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng và vẻ tươi đẹp như một bức tranh của mùa xuân Hà Nội.

c) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong khổ thơ này là: “Nếu là X tôi sẽ là Y”. Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm và tăng tính khẳng định về quyết tâm và tình yêu dành trọn cho quê hương, Tổ quốc.

d) Cấu trúc cú pháp được lặp lại trong đoạn trích này là: “X là vì Y” (“Vua xa xỉ là vì ông, công khổ hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông”). Cách lặp lại này có tác dụng làm tăng thêm tính biểu cảm, tính khẳng định về nguyên nhân gây nên những điều đồi bại.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Các cấu trúc cú pháp được lặp lại trong các ngữ liệu sau có tác dụng gì?

a)

Thương thay thân phận con tằm

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ

Thương thay lũ kiến li ti

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mỗi

Thương thay hạc lánh đường mây

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi

Thương thay con nước giữa trời

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

(Ca dao)

b)

Hạnh phúc là một chiếc lá

Âm thầm nảy lộc đêm đông

 

Buồn đau là một chiếc lá

Rụng trong nhựa ứa mai hồng

 

Nhớ mong là một chiếc lá

Run vô cớ giữa lặng không

 

Hờn ghen là một chiếc lá

Vờ đã tắt gió trong lòng

Cô đơn là một chiếc lá

Lay lắt mãi giữa cành đông

 

Tình yêu chỉ năm chiếc lá

Mà làm thành cả cơn dông.

(Bài hát về năm chiếc lá, Dạ Thảo Phương)

Trả lời:

a) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong đoạn trích này là: “Thương thay + X”. Đây là mô típ quen thuộc trong lối diễn đạt của thơ ca dân gian nhằm nhấn mạnh sự biểu cảm chủ thể trữ tình đối với vấn đề thân phận con người.

b) Cấu trúc được lặp lại nhiều trong các khổ thơ là “X là một chiếc lá”, xuất hiện đều đặn đầu mỗi khổ thơ như một dấu hiệu thi pháp biểu đạt trong thơ, qua đó nhấn mạnh chủ đề, tứ thơ của cả bài thơ: hình tượng chiếc lá với nhiều hàm ý đa sắc, đa diện trong đời sống con người. Đó là những trăn trở về hạnh phúc, buồn đau, nhớ mong, cô đơn, tình yêu,... trong cuộc sống.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong các ngữ liệu dưới đây, biện pháp lặp cấu trúc được thể hiện qua các mô hình cú pháp nào? Hãy phân tích tác dụng tu từ của các biện pháp lặp cấu trúc ấy.

a) Cứ như thế, hoa học trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi,... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai khi học sinh đã đi cả rồi!

(Xuân Diệu)

b) Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát.

(Trần Quốc Tuấn)

Trả lời:

a) Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Hoa phượng X” (Hoa phượng rơi, rơi... Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc, Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ); “Không tiếng X” (không tiếng trống, không tiếng người). Tác giả sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm thể hiện trạng thái trống vắng, buồn bã của không gian trường lớp vào buổi ngày hè. Nó không chỉ có chức năng liên kết (lặp) mà còn có tác dụng tu từ, biểu cảm.

b) Mô hình cấu trúc được lặp lại trong ngữ liệu là: “Y mà không biết X” (nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thưởng để đãi yến nguy sứ mà không biết căm); “Lấy X làm Y” (lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển...). Việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc này nhằm nhấn mạnh sự vô dụng, bất tài của quân lính.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Thơ và truyện thơ hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: