SBT Ngữ văn 10 Mắc mưu Thị Hến - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Mắc mưu Thị Hến sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Câu 1 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Nối thông tin ở cột A với nội dung giải thích phù hợp ở cột B.

A


B

1) Tuồng


a) Là một trong những vở tuồng hài tiêu biểu

2) Tuồng cung đình


b) Là loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc

3) Tuồng hài


c) Là một văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu

4) Sơn Hậu


d) Còn gọi là tuồng đồ, viết về các đề tài sinh hoạt, lấy tiếng cười để phản ánh hiện thực xã hội, có cốt truyện phong phú, gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa

5) Nghêu, Sò, Ốc, Hến


e) Còn gọi là tuồng thầy, tuồng pho, viết về đề tài trung với vua, đánh giặc bảo vệ đất nước, bảo vệ triều đình, có âm hưởng bi tráng, giàu kịch tính, mâu thuẫn căng thẳng,

quyết liệt giữa hai phe trung - nịnh, tốt - xấu,...

6) Kịch bản tuồng


g) Là một trong những vở tuồng cung đình tiêu biểu


h) Là loại hình sân khấu dân gian của dân tộc

Trả lời:

1) - b), 2) - e), 3) - d), 4) - g), 5) - a), 6) - c).

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật,...

Trả lời:

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!”. Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

- Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật?

Trả lời:

Trong văn bản, các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

Câu 4 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...

Câu 5 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: (Câu hỏi 6, SGK) Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa gì với cuộc sống hôm nay không? Vì sao?

Trả lời:

- Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay.

- Bời vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm rất nhiều. Xem tuồng ta thấy như cả bầu trời tuổi thơ ùa về, không gian bối cảnh mang đậm nét thôn quê Bắc Bộ, có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn.

Câu 6 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Một số bản chỉnh lí sau này còn có thêm cảnh bà vợ của Đề Lại và Huyện Trìa cùng kéo đến nhà Thị Hến trừng trị các ông chồng. Em có thích việc bổ sung thêm cảnh đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em không thích có thêm cảnh này vì nó làm cho tiếng cười phê phán hướng về câu chuyện ghen tuông, nhân vật Thị Hến có thể sẽ bị các bà vợ đổ lỗi là giở thói trăng hoa, dụ dỗ các ông chồng....

Câu 7 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Hãy kể tên một số tác phẩm lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.

Trả lời:

Ví dụ: thầy Khóa làng tôi

Câu 8 trang 32 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TRẤN ỐC: Khuyến bỉ vật bi! Vật bi!

Hữu ngô lai trợ! Lai trợ!

Gian nan hà túc lự?

Khẩn cấp khả đào sanh(1)!

(Quân canh ngủ. Ốc sờ soạng lại chỗ Ngao, Ngao hát Ốc ra.)

LỮ NGAO: (A! A! Thầy biết rồi. Thằng Trùm Sò với thằng Lý Hà về uống rượu, rồi bàn bạc với nhau, thấy bắt thầy cùm là thất lí, mới cho người ra mở cùm cho thầy, để thầy đi đàng thầy cho trôi. Chớ giải thầy lên quan thì phải tốn kém. Thầy dại gì cho bay mở cùm! Tao nằm đây, con dòi to bằng cỗ tay tao chưa về... Phen này, Trùm Sò phải hết cửa hết nhà với thầy cho coi! Bay giải thầy lên quan, trước hết phải mua chai rượu làm lễ ra mắt quan, quan Huyện nhận chai rượu đó mới đưa vào trong cho bà Huyện. Quan mới xử lăng nhăng chi chi đó, rồi quan nạt quan nộ, lão Trùm Sò phải lén ngõ sau mua lại chai rượu của bà Huyện, để thưa thưa, bẩm bẩm lần nữa. Vậy là nay khai, mai báo, chai rượu đó cứ luân hồi ngõ trước ngõ sau làm cho Trùm Sò phải hết nhà! Hết nhà! Hà hà... Bay có khôn ra đây, thầy bày cho! Bay sắm khay trầu cau rượu với chừng dăm quan tiền thôi, bay qua thưa với mụ thầy là con vợ tao đấy, nói khó với nó một tiếng, nó qua nó nhận thầy về. Vậy mà chắc chi thầy đã về cho! Em chết rồi em Sò của thầy ơi! Hà hà...)

TRẦN ỐC: (Phải giả tiếng mèo để làm hiệu riêng gọi) Ngao! Ng...a...o!

LỮ NGAO: Đoán biết ám hiệu, cũng theo tiếng mèo đáp lại Ốc! Ốc!

(Ốc đến mở cùm cõng Ngao thoát chạy. Quân canh thức dậy, hô hoán truy lùng, ...)

TRẤN ỐC: Lâm nước bí! Lâm nước bí!

Khó thoát thân! Khó thoát thân!

Quả dân đinh đã đuổi theo gần.

Đốt xích hậu mới mong chạy thoát.

(Ốc giấu Ngao một nơi, trở lại đốt xích hậu, chúng dân đổ về chữa cháy. Ốc cõng Ngao chạy thoái.)

LÝ HÀ, TRÙM SÒ: Cùng bọn người nhà

Chỉ thị hoả tại xóm nọ.

Một đoàn người tới đó,

Ngõ cứu lửa kia!

(Hạ)”.

(Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000)

(1) Khuyên gã chớ buồn! Chớ buồn!

Có ta đến giúp! Đến giúp!

Gian nan đâu đủ cho ta phải lo?

Mau gấp lên có thể chạy thoát.

a) Đoạn trích kể sự việc gì?

b) Hãy chỉ ra các yếu tố của kịch bản văn học được thể hiện trong đoạn trích.

c) Lời độc thoại của Ngao tạo ra tiếng cười như thế nào?

Trả lời:

a) Đoạn trích kể về sự việc: Ngao nhầm Ốc là người của Trùm Sò và Lý Hà, được Lý Hà, Trùm Sò sai đến mở cùm cho Ngao vì nhận ra đã bắt Ngao khi không đủ chứng lí.

b) Các yếu tố của kịch bản văn học:

- Có cốt chuyện:

- Có nhân vật kèm lời thoại.

- Có các chỉ dẫn sân khấu

c) Sự nhầm lẫn của Ngao tạo ra tiếng cười vui vẻ, bông đùa hay phê phán (nhầm Ốc là người của Trùm Sò và Lý Hà, được Lý Hà, Trùm Sò sai đến mở cùm cho Ngao vì nhận ra đã bắt Ngao khi không đủ chứng lí,...); Sự hình dung trước vụ “bắt thầy giải quan” của Lý Hà và Trùm Sò

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác