SBT Ngữ văn 10 Lính đảo hát tình ca trên đảo - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Lính đảo hát tình ca trên đảo sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
Trả lời:
Trả lời:
- Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp ngữ: “Nào hát lên cho…”
→ Nhấn mạnh vào tiếng hát của những người lính. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng
+ Ẩn dụ: “những đá trọc đầu”
→ Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu cho đỡ rít khi không có nước ngọt gội tóc, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”
- So sánh: Giai điệu của người lính ngang tàn như gió biển/ Yêu em thủy chung hơn muối mặn
→ Thể hiện hình tượng người lính đảo: Họ là những con người lạc quan và đầy mơ mộng với cuộc sống.
Trả lời:
- Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
- Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo.
- Bài thơ góp một giọng điệu rất riêng, vừa tươi vui, hóm hỉnh nhưng cũng cảm động, sâu lắng về cuộc sống của người lính nơi đảo xa.
Trả lời:
Các câu thơ: “Ngoài mép biển người đâu lên đông thế / Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu...” đem lại sự thú vị, bất ngờ vì liên tưởng độc đáo của tác giả. Sự liên tưởng này bắt nguồn từ thực tế. Về đêm, thuỷ triều rút, bãi cát rộng thêm ra. Người lính say sưa biểu diễn, nhập tâm hồn mình vào khúc tình ca, dường như quên cả xung quanh. Khi lời hát ngân lên chót vót, họ mới “bàng hoàng” nhìn lại phía sau. Những tảng “đá trọc đầu” vốn nằm trong sóng nước, giờ hiện ra lô nhô trên bãi cát.
Trong một liên tưởng bất ngờ, thú vị, tinh nghịch, “đá trọc đầu” trở thành những khán giả đặc biệt của đêm diễn. “Đá trọc đầu” tưởng cũng đang lặng đi nghe khúc hát tình ca của lính đảo. Thiên nhiên và con người cùng hoà một nhịp đập của cảm xúc,...
Trả lời:
Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.
Trả lời:
Tập thơ được in lần đầu năm 1985, gồm 26 bài, trong đó thành công hơn cả là các sáng tác viết về đề tài người lính biển như: Thơ tình người lính biển, Cây phong ba đảo Nam Yết, Đồng đội tôi trên đảo Thuyền Chài, Đoạn văn xuôi chép ở đảo Chìm, Hát về hòn đảo Chìm, Cô tổng đài hải đảo, Lính đảo hát tình ca trên đảo, Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Đất Nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đi trong hương tràm (Hoài Vũ)
- Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên)
- Bài tập tiếng Việt trang 23,24
- Bài tập viết trang 25,26
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều