Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước

Câu 9 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham những tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.”. Sau khi đọc đoạn trích Kiêu bình nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?

Trả lời:

Suy nghĩ về ý kiến của người xưa:

1) Trẻ không kính già, trò không kính thầy: Người trẻ phải hiếu kính với người già, đó là đạo hiếu. Học trò phải tôn trọng thầy, cô. Đó là đạo học. Giữ đạo hiếu, đạo học là giữ vững luân thường. Làm trái hai điều trên là xã hội vô đạo, có nguy cơ hỗn loạn.

2) Binh kiêu, tướng thoái: Quân lính cậy công trạng dẫn đến kiêu căng, làm nhiều điều trái phép; tướng lĩnh suy thoái về đạo đức và bản lĩnh, trốn tránh nhiệm vụ, chỉ biết lo thân, không đủ uy tín, uy quyền để sai khiến binh lính. Hậu quả là quân đội hỗn loạn, mất sức mạnh chiến đấu bảo vệ chế độ, đất nước.

3) Tham nhũng tràn lan: Quan chức tham lam vơ vét của công làm của riêng, viên lại (viên chức) nhũng nhiễu vòi vĩnh, quấy rầy, gây phiền hà nhân dân để trục lợi. Hiện tượng này nếu tràn lan, mất kiểm soát sẽ dẫn đến việc nhân dân mất niềm tin với quan chức và hệ thống chính quyền sẽ trở thành thế lực đối lập với nhân dân, bị nhân dân căm ghét.

4) Sĩ phu ngoảnh mặt: Sĩ phu là tầng lớp trí thức trong xã hội xưa, có kiến thức, hiểu biết; có năng lực phân tích, phản biện nhằm ngăn chặn, điều chỉnh các chính sách sai lầm, đề xuất các chính sách ích nước lợi dân. Khi tầng lớp này chán nản, thờ ơ đối với công việc quốc gia thì đất nước có nguy cơ lầm đường, lạc lối trong đối nội và đối ngoại, khó tránh suy tàn, sụp đổ.

Ý kiến của người xưa là sự tổng kết các kinh nghiệm trị nước hàng ngàn năm,

hoàn toàn đúng đắn. Loạn kiêu binh trong Kiêu binh nổi loạn vừa là một hiện tượng nhãn tiền vừa là hệ quả của các nguy cơ mà người xưa đã tổng kết.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác