Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện
Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy dẫn ra một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật trong văn bản. Theo em, quan điểm và thái độ của người kể chuyện có khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?
Trả lời:
Một số bình luận, đánh giá của người kể chuyện đối với các sự kiện và nhân vật:
- Thế tử có người đầu bếp tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.
- Thọ người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, cũng là kẻ tinh khôn.
- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò. Sau khi vào đội Tiệp bảo, nhờ biết dăm ba chữ, gã được làm chán biện lại. Ở kinh, gã thường làm mướn đơn kiện cho người ta, vẫn lừng tiếng là tay điêu toa trong việc xui nguyên giục bị.
- Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết.
Thái độ mỉa mai kín đáo của người kể chuyện thể hiện rõ nhất khi miêu tả việc kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi chúa: “Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật. Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chặp. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem mặt chúa, sân phủ đông như họp chợ.”
Thái độ mỉa mai kín đáo thể hiện ngầm qua các so sánh. Lễ đăng quang ngôi chúa đáng lẽ phải trang nghiêm nhưng qua cách miêu tả của tác giả thì không phải vậy.
Quan điểm, thái độ của người kể chuyện là khách quan và đáng tin cậy vì người kể chuyện không trực tiếp dự phần vào cuộc chính biến, không dính líu về mặt tình cảm hay có quyền lợi chính trị liên quan đến các phe phái xung đột; không tỏ rõ thái độ bênh vực ai, có thành kiến với ai hay ủng hộ phe phái nào; các nhận xét, bình luận của người kể chuyện về nhân vật và sự việc là có cơ sở thực tế; người kể chuyện đóng vai trò như người quan sát từ bên ngoài, bình tĩnh, chừng mực và kín đáo trong cách nhận xét, miêu tả, tường thuật sự kiện và nhân vật.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái thuộc thể loại nào sau đây?
- Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nhân vật trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn thuộc về mấy phe đối địch?
- Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nguyên nhân dẫn đến việc binh lính nổi dậy chống lại Quận Huy?
- Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phần (1) ghi lại lời của nhân vật Bằng Vũ như sau:
- Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Những chi tiết sau đây tập trung thể hiện rõ nhất điều gì?
- Câu 6 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Qua miêu tả, so sánh cảnh chúa đăng quang với việc “giỡn quả cầu”, “rước pho tượng Phật”, các tác giả thể hiện thái độ gì đối với Trịnh Tông?
- Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Những chi tiết, hình ảnh nào cho thấy sự bất lực và thất bại của phe cánh Quận Huy?
- Câu 9 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Người xưa từng nói về năm nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham những tràn lan; năm, sĩ phu ngoảnh mặt.”. Sau khi đọc đoạn trích Kiêu bình nổi loạn, em suy nghĩ gì về ý kiến này?
- Câu 10 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều