Hãy xác định các câu văn thể hiện sự phân tích và đánh giá của người viết trong đoạn sau
Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy xác định các câu văn thể hiện sự phân tích và đánh giá của người viết trong đoạn sau:
Đến hai câu luận, không gian và thời gian bông mở rộng ra:
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào”.
Câu trên là một ảo giác về thời gian. Câu dưới là một thảng thốt trước không gian. Với hai câu này, bức tranh thu bỗng giàu những thi vị hư huyền. Chữ “năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ “y cựu” (y như cñ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng. Trước giậu là xác thực về không gian. Còn “hoa năm ngoái” đã có vẻ không thật xác thực về thời gian. Có một cái gì như một thoáng ngưng đọng trên chùm hoa kia. “Hoa” vẫn lặng lẽ ở đó từ “năm ngoái”, hay “hoa” mới hiện về từ trong kỉ niệm? Khó mà phân định. Chỉ biết rằng trong lòng phải mang nặng nỗi u hoài không dễ tỏ bày, thi nhân mới có cái cảm nhận huyền hồ ấy.”. (Chu Văn Sơn)
Trả lời:
Một mặt, tác giả đã chia tách (phân tích) các câu, các từ ngữ, hình ảnh để đi sâu cắt nghĩa. Ví dụ: “Câu trên là một ảo giác về thời gian. Câu dưới là một thảng thốt trước không gian”; “Trước giậu là xác thực về không gian. Còn hoa năm ngoái đã có vẻ không thật xác thực về thời gian”. Mặt khác, người viết đã đưa ra những lời bình thể hiện những cảm nhận, đánh giá của mình. Ví dụ: “Có một cái gì như một thoáng ngưng đọng trên chùm hoa kia. Hoa vẫn lặng lẽ ở đó từ năm ngoái, hay hoa mới hiện về từ trong kỉ niệm? Khó mà phân định. Chỉ biết rằng trong lòng phải mang nặng nỗi u hoài không dễ tỏ bày, thi nhân mới có cái cảm nhận huyền hồ ấy”, Tuy nhiên, về cơ bản, đoạn văn có sự đan cài giữa phân tích và bình luận (đánh giá). Ví dụ: “Chữ năm ngoái (gắn với hoa) vốn được Nguyễn Du sáng tạo từ chữ y cựu (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Giờ đây, qua thời gian, nó lại trôi về Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng”.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Điền các từ cho trước vào chỗ trống:
- Câu 3 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý cho bài phân tích, đánh giá tác phẩm Tự tình (bài 2) (Hồ Xuân Hương), từ đó, viết bài phân tích, đánh giá tác phẩm nêu trên.
- Câu 5 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Viết bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa).
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều