Giải SBT Lịch Sử 10 trang 24 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Lịch Sử 10 trang 24 trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Sách bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch Sử 10 trang 24.

Bài tập 6 trang 24 SBT Lịch Sử 10: Tìm hiểu thực tế địa phương và lập bảng thống kê (theo bảng đề xuất dưới đây) về các di tích lịch sử tiêu biểu, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố) và nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản đó.

TT

Tên di tích/ di sản

Loại hình

Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản

Biện pháp đề xuất của em (nếu có)

1

?

?

?

?

2

?

?

?

?

?

?

?

?

Lời giải:

TT

Tên di tích/ di sản

Loại hình

Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản

Biện pháp đề xuất của em (nếu có)

1

Hát Xoan

DSVH

phi vật thể

- Chính quyền tỉnh Phú Thọ xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan (giai đoạn 2013 - 2020)

- Đưa hát Xoan vào giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông qua môn âm nhạc, hoạt động ngoại khóa…

- Thành lập các câu lạc bộ hát Xoan

- Sưu tầm, phục chế, bổ sung tài liệu, hiện vật, hình ảnh và tổ chức trưng bày chuyên đề về Hát Xoan tại Bảo tàng Hùng Vương…

- Tổ chức tour du lịch đưa du khách tới thưởng thức hát Xoan…

2

Đền Hùng

DSVH

vật thể

- Tu bổ, bảo tồn nguyên trạng các di tích, hệ thống đường bậc, cây xanh cảnh quan và rừng nguyên sinh tại khu di tích.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của khu di tích thông qua các phương tiện truyền thông…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài tập 7 trang 24 SBT Lịch Sử 10: Xử lí tình huống: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hoá đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:

- Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.

- Bảo tồn nguyên trạng di tích.

Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?

Lời giải:

- Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ đề xuất việc: ưu tiên bảo tồn nguyên trạng di tích; tiến hành trùng tu, tôn tạo di tích với nguyên tắc: giữ nguyên kết cấu và hình thức ban đầu; hạn chế việc thay thế các chi tiết, vật liệu khác….

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Bài tập 8: Có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hoá lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?".

Câu 8.1 trang 24 SBT Lịch Sử 10: Theo em, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là gì (kinh tế/văn hoá, lịch sử)?

Lời giải:

- Lợi ích lâu dài:

+ Mang lại nguồn lực kinh tế lâu dài, bền vững, góp phần: thúc đẩy sự phát triển của địa phương (nói riêng) và đất nước (nói chung); giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu người lao động.

+ Các di sản văn hóa được bảo tồn và phát huy có hiệu quả.

+ Lịch Sử - văn hóa của cộng đồng, dân tộc được quảng bá sâu rộng.

- Lợi ích trước mắt: tạo sinh kế cho cộng đồng dân cư tại khu di sản

Câu 8.2 trang 24 SBT Lịch Sử 10: . Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:

- Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Kho tàng đó là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các thế hệ hôm nay kế thừa, khai thác, phát huy phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Việc cân đối, hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội là khuynh hướng ứng xử với di sản lý tưởng nhất và được khuyến khích nhất. Khi gắn phát triển du lịch với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, chúng ta sẽ đạt được “mục tiêu kép” vừa bảo vệ được di sản, vừa đạt được mục tiêu kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là một bài toán khó không dễ gì thực hiện và hiện nay chỉ có một số di sản đạt tới.

+ Hội An là một ví dụ tiêu biểu về sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội. Các ngôi nhà cổ với những nét kiến trúc Nhật Bản và Trung Hoa đa phần được quan tâm trùng tu, tôn tạo, bảo vệ đúng quy cách; các đền, chùa, hội quán vẫn giữ được bản sắc riêng; những đêm Rằm phố cổ vừa giữ được không khí cổ xưa, vừa mang hơi thở cuộc sống mới…

+ Quần thể di tích cố đô Huế, sau một thời gian bị UNESCO đưa vào “danh sách đen”, đến nay đã trở thành nơi bảo tồn khá tốt các giá trị cảnh quan, kiến trúc, nghệ thuật cũng như các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với vùng đất cố đô, với con người Huế. Những kỳ festival với sự góp mặt của các làng nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, trang phục phối hợp cùng với các sự kiện văn hóa mới đã ngày càng khẳng định thương hiệu. Năm 2019, tổng lượng khách tham quan các di tích cố đô Huế đạt hơn 3,5 triệu lượt, tổng doanh thu bán vé đạt gần 388 tỷ đồng (tăng 1,6% so năm 2018), doanh thu dịch vụ đạt gần 19 tỷ đồng.

+ Tại Vịnh Hạ Long, sau khi bị UNESCO đưa vào danh sách khuyến nghị, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng cải thiện và đạt nhiều bước tiến trong việc kết hợp giữa khai thác cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những hình thức lễ hội mới như trình diễn đường phố, carnaval, ẩm thực đường phố… Năm 2019, Vịnh Hạ Long đã đón được 4,4 triệu khách, trong đó có 2,9 triệu khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 1.237 tỷ đồng.

- Nhằm xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, có thể tập trung vào một số giải pháp như sau:

+ Một là, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về di sản.

+ Ba là, phát huy vai trò của cộng đồng trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+ Bốn là, tận dụng vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia, phản biện xã hội trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.

- Một dân tộc muốn phát triển đi lên không thể không giữ gìn và phát huy các di sản văn hóa quý giá từ quá khứ. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, sự chủ động linh hoạt vận dụng các nguyên tắc khoa học để lựa chọn phương án bảo tồn tối ưu, làm sao vừa khai thác được tiềm năng kinh tế của di sản, vừa giữ gìn được các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật của chúng, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của di sản.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Lời giải Sách bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch Sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác