Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Chiếm hữu không ngay tình

A. là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

2. Quyền định đoạt tài sản

B. là việc chiếm hữu tài sản theo một trong các căn cứ chiếm hữu mà pháp luật đã quy định: chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của mình, người không phải chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu: khi được uỷ quyền quản lí tài sản; khi phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp; khi người được giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định.

3. Quyền sử dụng tài sản

C. là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

4. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

D. là chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật, không được pháp luật cho phép, thừa nhận, khi người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng có được tài sản không dựa trên cơ sở pháp luật.

5. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

E. là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền này có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Chiếm hữu ngay tình

G. là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Lời giải:

1 - G; 2 - C; 3 - E; 4 - B; 5 - D; 6 - A.

Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác