Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói
Bài 6 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói:
a) Cậu là nữ, nếu muốn tự ứng cử chức lớp trưởng thì phải giỏi hơn tất cả các bạn nam trong lớp.
b) Vì là con trai nên cậu sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin về thị trường lao động hơn các bạn nữ.
c) Cùng làm một bài tập khó, kết quả như nhau nhưng chắc chắn điểm của cậu sẽ cao hơn tớ vì con gái luôn được ưu tiên.
d) Những hoạt động thể thao có độ khó nếu cậu không dám tham gia sẽ không đáng mặt đàn ông.
e) Nếu cậu lựa chọn những ngành kĩ thuật, công nghệ cao để theo học thì sau này khó xin việc lắm vì nhà tuyển dụng sẽ chọn nam chứ không chọn nữ.
g) Trong bài tập nhóm, nam giới quảng cáo dầu gội đầu, nước giặt mình thấy không phù hợp, cậu nên thay bằng hình ảnh quảng cáo của phụ nữ.
Lời giải:
- Trường hợp a) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia các hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức. Vì vậy việc mình ứng cử chức lớp trưởng là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Trường hợp b) Giải thích để người đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.
- Trường hợp c) Giải thích để bạn đó hiểu: Cùng làm một bài tập khó, kết quả như nhau thì điểm của chúng ta sẽ bằng nhau, vì theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục.
- Trường hợp d) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa: Nam, nữ được bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
- Trường hợp e) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
- Trường hợp g) Giải thích để bạn đó hiểu: theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều