Em hãy xử lí các tình huống sau trang 64 SBT kinh tế pháp luật 11
Bài 5 trang 64 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Một nữ công nhân tên là Bảy làm việc tại một nhà máy may. Trong quá trình làm việc, chị Bảy thường bị áp lực vì những lời lẽ khó nghe và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ của quản đốc phân xưởng. Chị Bảy đã quyết định bảo vệ quyền lợi của mình. Chị đến phòng nhân sự của nhà máy và tố cáo quản đốc phân xưởng về những hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Phòng nhân sự đã tiếp nhận yêu cầu của chị Bảy. Sau khi xác minh và có kết luận những tố cáo của chị Bảy về quản đốc phân xưởng là đúng, nhà máy đã kỉ luật quản đốc phân xưởng và thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng theo đúng quy định của pháp luật.
a) Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị Bảy?
b) Theo em, những quy định nào của pháp luật về bình đẳng giới sẽ được sử dụng để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng?
Tình huống 2: Ngày 14 tháng 11 năm 2022, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình với mục đích ngăn chặn và loại trừ bạo lực gia đình. Luật này đã cung cấp một khung pháp lí để chống lại hành vi bạo lực gia đình và áp đặt trách nhiệm hình sự và hành chính đối với các cá nhân hoặc gia đình có liên quan đến bạo lực gia đình. Có ý kiến cho rằng, việc ban hành và thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
Tình huống 3: Khi thấy ở công ty A, các nhân viên nam và nữ đều được trả cùng mức lương cho cùng một vị trí và đều có cơ hội thăng tiến như nhau, chị K là nhân viên của công ty B thấy mình rất thiệt thòi vì công ty B thường giao nhiều việc hơn cho nhân viên nam dẫn đến việc trả lương thấp hơn cho nhân viên nữ so với nhân viên nam. Chị K dự định rủ các nhân viên nữ khác khởi kiện công ty B theo Luật Lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.
a) Em nhận xét như thế nào về việc trả lương của hai công ty trong tình huống trên?
b) Trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương có cần thiết không? Vì sao?
Tình huống 4: Một nhà khoa học nữ bị từ chối ứng tuyển vào một vị trí quan trọng chỉ vì giới tính, trong khi nhà khoa học nữ đó có trình độ và kinh nghiệm tương đương với các ứng viên nam.
a) Theo em, nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng không? Vì sao?
b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như thế nào?
Tình huống 5: Do kinh tế khó khăn, anh K bàn với vợ sẽ cho con gái học hết lớp 9 rồi nghỉ học để phụ giúp việc nhà, cả nhà sẽ tập trung đầu tư cho cậu con trai đang học lớp 7 để sau này còn gánh vác việc gia đình. Vợ anh không đồng ý, chị muốn con mình dù là trai hay gái thì đều cần được học tập, chăm sóc và đối xử như nhau.
a) Em nhận xét như thế nào về vấn đề bình đẳng giới trong tình huống trên?
b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực này như thế nào?
Tình huống 6: Anh Ninh là con trai duy nhất của ông bà Quy. Khi vợ anh Ninh mang thai con thứ 2, bà Quy đi xem bói thì thầy bói khẳng định vợ anh Ninh sẽ sinh con gái. Mê tín và muốn có cháu trai nối dõi nên ông bà Quy bắt con dâu phá thai.
a) Hành vi của bà Quy vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?
b) Hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?
Lời giải:
♦ Xử lí tình huống 1
- Yêu cầu a) Chị Bảy đã có những suy nghĩ và hành động đúng với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
- Yêu cầu b) Quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật bình đẳng giới năm 2006 có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề giữa chị Bảy và quản đốc phân xưởng.
♦ Xử lí tình huống 2 Không đồng tình, vì: việc ban hành và thực thi Luật Phòng chống bạo lực gia đình có liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.
♦ Xử lí tình huống 3
- Yêu cầu a)
+ Việc trả lương của công ty A đã thực hiện đúng quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
+ Việc công ty B giao nhiều việc và trả lương cho lao động nam cao hơn lao động nữ đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.
- Yêu cầu b) Trong lĩnh vực kinh tế, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương là cần thiết, vì việc thực hiện bình đẳng giới sẽ: tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững…
♦ Xử lí tình huống 4
- Yêu cầu a) Nhà khoa học nữ có thể khiếu nại và yêu cầu được đối xử bình đẳng. Vì: hành vi từ chối ứng tuyển vì giới tính là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
- Yêu cầu b) Pháp luật Việt Nam quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học như sau:
+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ;
+ Nam, nữ bình đẳng trong tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ, phát minh, sáng chế.
♦ Xử lí tình huống 5
- Yêu cầu a) Trong tình huống trên, vợ anh K đã có suy nghĩ đúng với quy định pháp luật về bình đẳng giới; trong khi đó, anh K lại có suy nghĩ không đúng, khi có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái.
- Yêu cầu b) Quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như sau:
+ Trong gia đình, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
+ Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
+ Các thành viên nam, nữ trong gia đình đều có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
♦ Xử lí tình huống 6
- Yêu cầu a) Hành vi của bà Quy vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong 2 lĩnh vực: Hôn nhân và gia đình; y tế
- Yêu cầu b) Theo Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số: đối với hành vi cưỡng ép người khác phá thai với lý do lựa chọn giới tính thì có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng do vi phạm bình đẳng giới, ngoài ra còn bị phạt hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 12.000.000 đồng tùy theo mức độ ép buộc người khác phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội hay khác:
Bài 4 trang 62 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đọc câu chuyện SỰ THAY ĐỔI....
Bài 6 trang 66 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra cách ứng xử của mình khi có người nói:....
Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
SBT Kinh tế pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải SBT Giáo dục KTPL 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều