Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 9 trong Bài 2: Nguyên tử Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 9.

Bài 2.8 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Giải thích vì sao có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, lấy ví dụ về một nguyên tử để minh họa.

Lời giải:

Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là proton, electron và neutron. Khối lượng nguyên tử là tổng khối lượng các hạt có trong nguyên tử. Tuy nhiên, do khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton và neutron rất nhiều nên có thể coi khối lượng của electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử. Hay nói các khác, có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.

Ví dụ: Nguyên tử carbon có 6 electron, 6 proton và 6 electron.

Khối lượng của nguyên tử là: 6.0,00055 + 6.1 + 6.1 = 12,0033 (amu), xấp xỉ khối lượng hạt nhân là 12 amu.

Bài 2.9 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Nguyên tử lithium có 3 proton.

a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium?

b) Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu.

Lời giải:

a) Số electron = số proton Nguyên tử lithium có 3 electron.

b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.

Khối lượng nguyên tử lithium là: 4 + 3 = 7 (amu).

Bài 2.10 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Mô tả sự khác nhau giữa cấu tạo một nguyên tử hydrogen và cấu tạo một nguyên tử helium.

Lời giải:

Một nguyên tử hydrogen có 1 electron ở vỏ nguyên tử và 1 proton ở hạt nhân nguyên tử.

Nguyên tử helium có 2 electron ở vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử gồm 2 proton và 2 neutron.

Bài 2.11 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy. Hoàn thiện Hình 2.3 để mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen.

Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy

Lời giải:

Mô hình mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen:

Oxygen là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí, duy trì sự sống và sự cháy

Bài 2.12 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân. Theo mô hình nguyên tử của Rơ – dơ – pho – Bo, số lớp electron của nguyên tử đó là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta có: số electron = số proton = 10.

Nguyên tử có 10 electron được phân bố vào 2 lớp (lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 8 electron)

Một nguyên tử có 10 proton trong hạt nhân

Bài 2.13 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Trong một nguyên tử có số proton bằng 5, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 1, 8, 2.

B. 2, 8, 1.

C. 2, 3.

D. 3, 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử có số proton = 5 Số electron = 5.

Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 5 – 2 = 3 electron.

Bài 2.14 trang 9 sách bài tập KHTN 7: Nitơ (nitrogen) là nguyên tố hóa học phổ biến trong không khí. Trong hạt nhân nguyên tử nitơ có 7 proton. Số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử nitơ, viết từ lớp trong ra lớp ngoài, lần lượt là

A. 7.

B. 2, 5.

C. 2, 2, 3.

D. 2, 4, 1.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử nitrogen có số electron = số proton = 7.

Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 7 – 2 = 5 electron.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tử Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác