Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 69 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 69 trong Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 69.

Bài 30.6 trang 69 sách bài tập KHTN 7: Cho các đặc điểm sau:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khống.

(4) Tốc độ thoát hơi nước chậm.

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm nào?

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (4).

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có những đặc điểm là:

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

(2) Tốc độ thoát hơi nước nhanh.

→ Thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá.

Bài 30.7 trang 69 sách bài tập KHTN 7: Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước?

A. Nhúng ngập cây vào nước.

B. Tỉa bớt cành, lá.

C. Cắt ngắn rễ.

D. Tưới đẫm nước cho cây.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Về cơ bản, để cây không bị mất nước, có hai cách là cung cấp đủ nước (tưới nước) hoặc hạn chế sự thoát hơi nước của cây. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, rễ cây tạm thời không hút được nước nên trong trường hợp này, để cây không bị mất nước chỉ có cách hạn chế sự thoát hơi nước. Mà thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá → Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường tỉa bớt cành, lá để tránh cho cây không bị mất nước.

Bài 30.8 trang 69 sách bài tập KHTN 7: Chọn các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được nội dung đúng.

a) Nước và muối khoáng hoà tan trong đất được ...(1)... của rễ hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... rồi thâm nhập vào ...(3)... và tiếp tục được vận chuyển lên các bộ phận khác của cây.

b) Thoát hơi nước có thể diễn ra qua bề mặt lá hoặc qua khí khổng, trong đó thoát hơi nước qua khí khổng là chủ yếu. Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước chính là cơ chế điều tiết ...(1)... Khi tế bào khí khổng ...(2)... sẽ căng ra, khí khổng ...(3)... để hơi nước thoát ra ngoài. Khi tế bào khí khổng bị ...(4)... sẽ xẹp xuống, khí khổng sẽ ...(5)... làm hạn chế sự thoát hơi nước ra ngoài.

Lời giải:

Các từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) (1) lông hút; (2) vỏ rễ; (3) mạch gỗ

b) (1) sự đóng, mở của khí khổng; (2) đủ nước hoặc no nước; (3) mở rộng; (4) mất nước; (5) đóng lại.

Bài 30.9 trang 69 sách bài tập KHTN 7: Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá (Hình 30) vào buổi sáng sớm. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng này.

Đôi khi, ta có thể thấy hiện tượng có các giọt nước ở mép lá (Hình 30)

Lời giải:

Nguyên nhân của hiện tượng có các giọt nước ở mép lá: Khi độ ẩm không khí ở mức cao, không khí đạt trạng thái bão hòa hơi nước, nước vận chuyển từ mạch gỗ của rễ cây lên lá không thể hóa hơi qua khí khổng được và bị ứ đọng lại thành các giọt ở mép lá.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 30: Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác