Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 83 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 83 trong Bài 33: Tập tính ở động vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 83.

Bài 33.9 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Tất cả các con ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui ra và leo lên cây để lột xác. Đây là tập tính bẩm sinh hay học được của ve sầu? Giải thích.

Lời giải:

- Đây là tập tính bẩm sinh của ve sầu.

- Vì: ấu trùng từ khi vừa nở ra đã có tập tính này (tập tính vừa sinh ra đã có).

Bài 33.10 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Hãy sắp xếp các tập tính dưới đây vào bảng để phân biệt tập tính học được và tập tính bẩm sinh.

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

Hãy sắp xếp các tập tính dưới đây vào bảng để phân biệt tập tính

Lời giải:

Tập tính học được

Tập tính bẩm sinh

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

Bài 34.1 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Sinh trưởng và phát triển là

A. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

B. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.

C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.

D. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau: Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

Bài 34.2 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Phát triển ở sinh vật là

A. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.

B. những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật.

D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể, biểu hiện ở ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Phát triển ở sinh vật là những biến đổi diễn ra trong vòng đời của một cá thể sinh vật, bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

- Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

Bài 34.3 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Ở cây Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

A. mô phân sinh cành.

B. mô phân sinh bên.

C. mô phân sinh lóng.

D. mô phân sinh đỉnh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Mô phân sinh cành sẽ giúp cành dài ra.

B. Sai. Ở cây Hai lá mầm, mô phân sinh bên giúp tăng đường kính thân hoặc rễ chứ không làm tăng chiều dài.

C. Sai. Mô phân sinh lóng không có ở cây Hai lá mầm.

D. Đúng. Mô phân sinh đỉnh thân và rễ sẽ giúp thân và rễ dài ra.

Bài 34.4 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

B. mô phân sinh lóng và mô phân sinh bên.

C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

D. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh rễ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Ở cây Một lá mầm không có mô phân sinh bên → Ở cây Một lá mầm, mô phân sinh gồm có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.

Bài 34.5 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là

A. mô phân sinh đỉnh rễ.

B. mô phân sinh lóng.

C. mô phân sinh bên.

D. mô phân sinh đỉnh thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cây ngô là cây Một lá mầm → Loại mô phân sinh không có ở cây ngô là mô phân sinh bên.

Bài 34.6 trang 83 sách bài tập KHTN 7: Loại mô phân sinh không có ở cây cam là

A. mô phân sinh đỉnh rễ.

B. mô phân sinh lóng.

C. mô phân sinh bên.

D. mô phân sinh đỉnh thân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cây cam là cây Hai lá mầm → Loại mô phân sinh không có ở cây cam là mô phân sinh lóng.

Lời giải SBT KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác