Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68 Chân trời sáng tạo
Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68 trong Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật Sách bài tập KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 68.
Bài 27.1 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở bộ phận nào của lá?
A. Biểu bì lá.
B. Gân lá.
C. Tế bào thịt lá.
D. Trong khoang chứa khí.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thông thường, các khí khổng nằm tập trung ở biểu bì lá. Ở cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá. Ở cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.
Bài 27.2 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Hai tế bào tạo thành khí khổng có hình dạng gì?
A. Hình yên ngựa.
B. Hình lõm hai mặt.
C. Hình hạt đậu.
D. Có nhiều hình dạng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau. Các tế bào hạt đậu có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.
Bài 27.3 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Chức năng của khí khổng là
A. trao đổi khí carbon dioxide với môi trường.
B. trao đổi khí oxygen với môi trường.
C. thoát hơi nước ra môi trường.
D. Cả ba chức năng trên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Ở thực vật, sự trao đổi khí (carbon dioxide và oxygen) với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. Đồng thời, nhờ hoạt động đóng mở của khí khổng, khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá. Những quá trình này đều có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật.
Bài 27.4 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Khi hô hấp, quá trình trao đổi khí diễn ra như thế nào?
A. Lấy vào khí carbon dioxide, thải ra khí oxygen.
B. Lấy vào khí oxygen, thải ra khí carbon dioxide.
C. Lấy vào khí carbon dioxide và hơi nước.
D. Lấy vào khí oxygen và hơi nước.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Khi hô hấp, cả ở động vật và thực vật đều lấy vào khí oxygen và thải khí carbon dioxide.
Bài 27.5 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Sắp xếp các bộ phận sau theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người: phổi, khí quản, khoang mũi, thanh quản, phế quản.
A. Khoang mũi, khí quản, thanh quản, phế quản, phổi.
B. Khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.
C. Khoang mũi, phế quản, khí quản, thanh quản, phổi.
D. Khoang mũi, phổi, khí quản, thanh quản, phế quản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Các bộ phận theo đúng thứ tự của cơ quan hô hấp ở người là: khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi:
- Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, thanh quản, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi.
- Khi thở ra, không khí từ các phế nang đi qua phế quản, khí quản, thanh quản, khoang mũi và được đưa ra ngoài.
Bài 27.6 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở đâu?
A. Phế nang.
B. Phế quản.
C. Khí quản.
D. Khoang mũi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Sự trao đổi khí giữa môi trường và mạch máu diễn ra ở các phế nang của phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.
Bài 27.7 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến
A. khí quản.
B. phế quản.
C. tế bào máu.
D. khoang mũi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến tế bào máu: Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được các tế bào máu (hồng cầu) vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
Bài 27.8 trang 68 sách bài tập KHTN 7: Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho đường dẫn khí?
A. Bụi.
B. Vi khuẩn.
C. Khói thuốc lá.
D. Khí oxygen.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Khí oxygen là loại khí được vận chuyển trong đường hô hấp, không gây hại cho đường dẫn khí.
- Bụi, vi khuẩn, khói thuốc là đều là những tác nhân có thể gây hại cho các cơ quan trong đường dẫn khí: Bụi có thể gây kích ứng mắt, mũi, họng và phổi thậm chí gây bệnh tắc nghẽn phổi; vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp; chất nicotine trong khói thuốc lá có thể gây biến đổi cấu trúc niêm mạc phế quản, dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, tế bào tiết chất nhầy và làm tê liệt chân lông trong khí quản,…
Lời giải SBT KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
SBT KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
SBT KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
SBT KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST